Với nhu cầu ngày một tăng cao, lớp phim bảo vệ sơn xe không chỉ tăng tính thẩm mỹ mà còn phải chống các tác nhân có hại khác. Vật liệu tạo ra phim bảo vệ sơn rất quan trọng, quyết định đến giá trị của chiếc xe. Hiện nay có 3 vật liệu tạo ra phim PPF phổ biến là TPU, TPH, PVC. Vậy đâu là loại phim bảo vệ sơn tốt nhất dành cho ô tô? Dưới đây là kinh nghiệm chọn phim PPF chất lượng từ Vietnam Car Care mà bạn nên đọc.
Ưu nhược điểm của các loại phim bảo vệ sơn PPF ô tô
Phim bảo vệ sơn (Paint Protection Film – PPF) là một trong những sản phẩm được yêu thích nhất của ngành công nghiệp ô tô với mục đích chính là bảo vệ lớp sơn xe. TPU, TPH và PVC là ba trong số các loại phim bảo vệ sơn PPF phổ biến nhất trên thị trường hiện nay. Thành phần chính của phim bảo vệ sơn ban đầu là Urethane, một loại polymer bền vững, linh hoạt, rất nhẹ, trong suốt và có khả năng chống va đập, ăn mòn cao.
Trước đây, chúng được phát triển bởi bộ quốc phòng Hoa Kỳ để chống các mảnh vỡ văng vào máy bay. Theo thời gian, chất liệu urethane được nâng cấp dần và sử dụng cho ô tô ngày nay. Dưới đây là ưu nhược điểm của các loại phim bảo vệ sơn PPF phổ biến nhất cho ô tô:
Tham khảo dịch vụ: Dán phim PPF ô tô bảo vệ sơn tại Vietnam Car Care chất lượng nhất TPHCM
Phim bảo vệ sơn PPF loại PVC
PVC (Polyvinyl Clorua) là loại nhựa Polymer tổng hợp được sử dụng nhiều thứ ba trên thế giới. Đây là thế hệ phim bảo vệ sơn PPF đầu tiên phát triển từ lớp phim dán urethane dành cho máy bay. Mặc dù màng phim bảo vệ sơn PVC cung cấp một số lớp bảo vệ sơn cho ô tô nhưng chúng rất khó dán do cấu trúc cứng.
Ngoài ra, phim bảo vệ sơn PVC thường cứng lại, dễ bị giòn trong vòng 1 đến 2 năm. Khi ấy chúng mất đi tính đàn hồi cùng màu sắc theo thời gian. Màng phim bảo vệ sơn PVC không tự phục hồi vết xoáy và vết trầy xước khi có tác động của nhiệt độ.
Ưu điểm PPF PVC
- Giá rẻ nhất (khoảng 8-15 triệu đồng) so với hai loại phim bảo vệ sơn PPF còn lại.
- Bảo vệ bề mặt sơn tương đối tốt với các vết trầy xước nhỏ.
- Phù hợp cho những người muốn trải nghiệm nhanh, muốn bảo vệ xe trong thời gian ngắn.
Nhược điểm PPF PVC
- Chất lượng thấp.
- Độ đàn hồi kém.
- Dễ gây bong tróc lớp sơn sau khi tháo phim PPF.
- Phim nhanh bị ngả màu vàng, bị đục.
- Một số bề mặt cong khi dán sẽ không đạt tính thẩm mỹ.
- Lớp keo dán PPF dễ bị oxy hóa gây ra tình trạng giòn, nứt gãy phim sau một thời gian sử dụng.
- Tuổi thọ và độ bền phim thấp nhất (dưới 2 năm).
- Thời gian bảo hành ngắn.
Phim bảo vệ sơn PPF loại TPH
TPH sử dụng vật liệu PU (Polyurethanes) kết hợp với Polyvinyl Clorua (PVC) làm lớp lót nền. Giá của chúng rẻ hơn loại TPU nhưng mang lại hiệu quả hơn so với lớp phim bảo vệ sơn PVC truyền thống.
Mặc dù, vật liệu PVC đóng vai trò là nền tảng của lớp màng phim TPH nhưng thực chất chúng chỉ được thêm vào để tăng cường tính linh hoạt và đặc tính hóa học mà Polyurethanes vốn không hiệu quả. Kết quả là vật liệu TPH linh hoạt hơn PVC, bền hơn và không bị đổi màu nhanh. Tuy nhiên, nếu xét về tính linh hoạt, độ đàn hồi, độ bền và tuổi thọ chung thì loại phim bảo vệ sơn PPF TPU vượt trội hơn hẳn.
Ưu điểm PPF TPH
- Có hiệu quả khá tốt vì lai giữa chất liệu TPU và PVC.
- Phù hợp cho người không muốn đầu tư quá nhiều về phim PPF nhưng muốn thời gian trải nghiệm lâu hơn.
- Chống va đập và có khả năng kháng nhiều loại dầu, mỡ, xăng,… thông thường.
- Độ cứng tốt, lớp keo dính ổn định, ít bị oxy hóa nhanh như PVC.
Nhược điểm của PPF TPH
- Độ bền không cao dễ bị oxy hóa, ngả vàng phim nếu tiếp xúc nhiều với ánh sáng mặt trời và các tác nhân gây hại khác.
- Chất lượng không tương xứng với chi phí bỏ ra (từ 20-40 triệu đồng cho 2-3 năm trải nghiệm).
Phim bảo vệ sơn PPF loại TPU
TPU hay còn gọi là Polyurethane nhiệt dẻo, chúng được hình thành từ phản ứng giữa di-isocyanate/ polyisocyanate và hợp chất diol (polyol), là thế hệ màng phim bảo vệ sơn mới nhất hiện nay. Chúng được chia thành dựa trên Polyurethane thơm và Polyurethane Aliphatic. Hai cấu trúc hóa học này có sự khác biệt rất lớn về độ đổi màu của màng phim bảo vệ sơn PPF:
- Polyurethane vòng thơm: Là polymer chứa các cấu trúc thơm tuần hoàn (Cyclic Aromatic), có đặc tính giòn. Chúng không ổn định dưới ánh sáng mặt trời và có xu hướng chuyển sang màu vàng trong 2-3 năm.
- Polyurethane Aliphatic: Là polymer không có cấu trúc thơm và có đặc tính dẻo. Chúng bền với tia cực tím dưới ánh sáng mặt trời và giữ màu rất tốt theo thời gian.
Phim bảo vệ sơn PPF là một sản phẩm dựa trên chất nền TPU. Màng TPU cực kỳ bền và chúng không bị mất tính đàn hồi theo thời gian, không bị nứt hay đổi màu. Phim TPU rất dễ dán và gỡ bỏ mà không gây hại cho lớp sơn gốc. Việc sử dụng các chất nền khác nhau quyết định tuổi thọ PPF và khả năng chống ố vàng.
Ưu điểm của PPF TPU
- Có khả năng tự phục hồi vết xước.
- Tính đàn hồi tốt, chống xước nhẹ tương đối hiệu quả.
- Chống oxy hóa tốt, không bị oxy nhanh như loại PVC và TPH.
- Không gặp hiện tượng ngả màu vàng sau nhiều năm sử dụng vì có lớp chống tia cực tím có hại.
- Chống bám dính bề mặt tốt, kháng dầu, xăng hoặc hóa chất tác động lên bề mặt phim.
- Không gây bong tróc lớp sơn xe sau khi gỡ bỏ phim PPF.
- Được bảo hành lâu dài.
- Tuổi thọ và độ bền cao nhất, từ 5 – 10 năm.
Điểm hạn chế của PPF TPU
- Chi phí tương đối cao (60-100 triệu đồng) khi dán toàn bộ thân xe.
- Dễ gặp phải hàng nhái, hàng giả kém chất lượng.
- Có nhiều loại PPF TPU: bao gồm cả loại không tự phục hồi vết xước và phục hồi tức thì.
- Đòi hỏi kỹ thuật dán phim PPF cực kỳ cao để tránh làm xước màng phim, xước sơn xe.
Mẹo: Nên dán phim PPF ở vị trí nào trên ô tô?
Kinh nghiệm chọn phim bảo vệ sơn PPF tốt nhất
Sau khi tìm hiểu thông tin về 3 loại phim bảo vệ sơn PPF phổ biến dành cho ô tô, chắc hẳn bạn đang có những thắc mắc nên sử dụng loại nào phù hợp đúng không? Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến các loại phim bảo vệ sơn PPF PVC, TPH, TPU thường gặp:
Loại phim bảo vệ sơn PPF nào tốt nhất cho ô tô?
Dựa theo cấu tạo lớp màng phim, TPU (Thermoplastic Polyurethane) linh hoạt, có thể sử dụng cho nhiều trường hợp liên quan đến kỹ thuật dán hơn so với loại TPH và PVC. Không những thế, loại phim bảo vệ sơn PPF TPU có thể kéo dài hơn 200% so với TPH, và hơn 300% so với PVC. Do đó, rất khó để chọc thủng lớp màng phim TPU bằng tua vít hay que, đũa. Tuy nhiên, với lực tác động mạnh, dù là các loại phim bảo vệ sơn nào cũng đều bị thủng ngay.
Nếu so sánh độ bền với PVC, loại phim bảo vệ sơn PPF TPU có độ bền cao hơn, mềm dẻo hơn loại phim PPF PVC thế hệ đầu tiên gấp 10 lần. Chất lượng PPF PVC sẽ thấy rõ sau một năm sử dụng, chúng xuống cấp rõ rệt.
Ngược lại, loại phim bảo vệ sơn PPF TPU với cấu trúc hóa học mạnh mẽ hơn, liên kết giữa các phân tử bền hơn nên rất khó bị phá vỡ. Một số loại phim PPF TPU tốt có thể tồn tại 8-10 năm mà không bị ảnh hưởng đến chất lượng. So với hai loại còn lại, màng phim bảo vệ sơn PPF PVC có tuổi thọ và độ bền thấp nhất.
Bạn nghi ngờ về khả năng của PPF?!?
*Xem ngay Công dụng của phim bảo vệ sơn PPF
Tình trạng ố vàng theo thời gian ở các loại phim bảo vệ sơn PPF oto
Phim bảo vệ sơn PPF thường có xu hướng ngả vàng trên lớp sơn ô tô màu trắng sau một thời gian dài sử dụng. Nếu sử dụng PPF chất lượng thấp sẽ rất dễ bị ố màu trong vòng chưa đầy 1 năm. Vì vậy, việc chọn đúng loại phim bảo vệ sơn PPF tránh ngả ố vàng và hạn chế tình trạng giòn, nứt ngay từ ban đầu rất quan trọng.
Phim bảo vệ sơn PPF PVC
Sự cố ngả màu ố vàng của PPF PVC sẽ xảy ra bất cứ lúc nào trong vòng chưa đầy 2 năm. Do màng phim PPF PVC cứng, khó tạo hình trên bề mặt sơn nên cần phải sử dụng một lượng lớn keo siêu dính. Theo thời gian, lớp keo dính này dần bị oxy hóa gây ra hiện tượng ố màu, giòn nứt phổ biến đối với phim bảo vệ sơn. Bên cạnh đó, quá trình gỡ màng phim PVC có thể gây bong tróc lớp sơn bên dưới.
Phim PPF TPH
Là sự kết hợp chất liệu lai giữa PVC và TPU. Hóa chất làm dẻo được thêm vào vật liệu PVC truyền thống làm tăng tính linh hoạt và độ bền cao hơn cho màng phim PPF. Tuy nhiên, do bản chất là nhựa PVC nên chúng có đặc tính giòn theo thời gian và khả năng bảo vệ lớp phim khá yếu. Đồng thời, hiện tượng ố vàng của phim bảo vệ sơn PPF TPH sẽ diễn ra sau 2-3 năm.
Phim bảo vệ sơn PPF TPU
TPU được biết đến là chất liệu tốt nhất dành cho phim bảo vệ sơn PPF nhưng thực chất chúng được chia thành nhiều mức chất lượng khác nhau. Nguyên nhân gốc rễ của hiện tượng ố vàng nằm ở bức xạ tia cực tím. Đối với PPF TPU chất lượng thấp, nhà sản xuất sử dụng lớp phủ hoặc công nghệ khác giá rẻ hơn, dễ đẩy nhanh quá trình ngả vàng.
Phim bảo vệ sơn PPF TPU có tốt hơn PPF PVC không?
So với chất liệu PVC, loại phim bảo vệ sơn PPF TPU hoạt động tốt hơn và an toàn cho lớp nền sơn xe. Chính vì điều này, màng TPU đã dần thay thế màng PVC trên thị trường phim bảo vệ sơn.
Xét về độ mềm và độ đàn hồi, PVC được thêm hóa chất làm dẻo để nhận được độ đàn hồi. Tuy nhiên, bản thân TPU là một vật liệu đàn hồi. Vì vậy, bổ sung thêm hóa chất làm dẻo là không cần thiết ở TPU.
Với cùng độ dài phim bảo vệ sơn PPF ô tô
- Chất liệu TPU có thể được kéo dài hơn gấp đôi bình thường. Trong khi đó, chất liệu PVC rất khó có thể kéo dài được và sẽ bị đứt ngay nếu cố gắng kéo tiếp.
- Về tính đàn hồi, chất liệu TPU có thể tự hồi phục ngay sau khi kéo. Ngược lại, chất liệu PVC không thể thực hiện được điều này.
- *Thông tin thêm: Màng phim PPF TPH có độ đàn hồi và độ kéo giãn kém hơn TPU ⅔ lần, nhưng cao hơn nhiều so với PVC.
Xét về độ cứng phim PPF xe ô tô
Loại phim bảo vệ sơn PPF PVC có độ cứng cao hơn nên rất khó tạo hình trên xe và thường lại để lại vết rạn nứt bề mặt sau một thời gian ngắn sử dụng.
Chất liệu PPF TPU hoàn toàn dễ tạo hình, có độ đàn hồi cao, không gặp phải tình trạng rạn nứt bề mặt, giòn nứt vỡ trong thời gian ngắn như PVC.
Xét về độ bền của PPF TPU – PVC – TPH
Phim bảo vệ sơn PPF TPU có khả năng chống mài mòn, ngăn chặn tia UV, chịu nhiệt độ cao, kháng dầu, kháng hóa chất và khả năng phục hồi tốt hơn hẳn màng phim PVC.
Phim bảo vệ sơn PPF nào thân thiện với môi trường?
Trong ba loại phim bảo vệ sơn PPF mà chúng tôi đề cập ở trên, TPU là loại vật liệu thân thiện nhất với môi trường, có thể phân giải thành nước và các chất không độc hại khác trong quá trình tái chế.
Ngược lại, ở thế hệ phim PPF đầu tiên, PVC gần như không thể tái chế và không thể phân giải trong môi trường tự nhiên nên cần phải xử lý bằng phương pháp đốt. Khi vật liệu PVC khi bị đốt cháy sẽ giải phóng khí độc gây ô nhiễm không khí và đất (như phthalates, chì, cadmium, organotins,…) và cuối cùng ảnh hưởng đến sức khỏe con người.
Một phần trong phim bảo vệ sơn PPF TPH sử dụng Polyvinyl Clorua (tương tự chất liệu của PVC) làm lớp nền bên dưới. Vì thế, khi tái chế phim TPH sẽ tốn kém hơn do phải khử được lớp PVC độc hại trong quá trình phân giải.
Dán phim PPF TPU có mắc không? Có đắt hơn dán PPF TPH và PVC?
Trong quá trình sản xuất phim bảo vệ sơn PPF, TPU khó gia công hơn so với nhiều chất liệu nhựa khác. Đặc biệt khi sản xuất PPF TPU, không dễ để tránh các đường sáng trên bề mặt. So với TPU, sản xuất phim PPF PVC và TPH dễ kiểm soát hơn.
Ngoài ra, vật liệu sản xuất PPF PVC là loại nhựa polymer phổ biến thứ 3 trên thế giới và ở công nghệ sản xuất PPF TPH có pha thêm lớp PVC. Đây cũng chính là lý do khiến phim bảo vệ sơn PPF chất liệu TPU đắt hơn hai loại phim PPF còn lại.
Thông thường, chi phí dán phim bảo vệ sơn PPF cho toàn bộ thân xe (Sedan – Suv) như sau:
- Dán PPF PVC: giá từ 10 – 20 triệu đồng
- Dán phim PPF TPH: giá từ 20 – 40 triệu đồng
- Dán PPF ô tô TPU: giá từ 60 – 100 triệu đồng
Dán PPF TPU tự phục hồi và phục hồi tức thì có khác nhau không?
Phim PPF TPU rất đơn giản để cài đặt mà không cần sử dụng súng nhiệt hoặc các công cụ khác nhờ tính linh hoạt đặc biệt của chúng.
Phim bảo vệ sơn PPF với khả năng tự phục hồi (Self Healing) có thể “tự động loại bỏ” các vết trầy xước ở mức độ nhẹ, với sự trợ giúp thêm của một phần nhiệt lượng. Còn với loại phim bảo vệ sơn PPF phục hồi tức thì (Instant Healing) được định nghĩa rằng chúng có thể tự phục hồi lớp màng phim mà không cần sự hỗ trợ của nhiệt hay bất cứ thứ gì khác.
Dù là loại phim bảo vệ sơn với khả năng “tự liền” vết xước nào thì lớp phủ trên cùng của PPF sẽ giúp các vết trầy xước nhỏ liên kết lại với nhau và làm phẳng bề mặt. Nhưng nếu bị cắt xuyên qua hoặc nếu lớp urethane bị hư hỏng nặng, màng phim bảo vệ sơn sẽ không tự phục hồi được.
Đối với loại phim bảo vệ sơn PPF với khả năng tự phục hồi, cần phải sử dụng nước ấm dưới 65 độ C hoặc máy sấy tóc,… giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi vết xước trong điều kiện thời tiết lạnh.
Đối với loại phim bảo vệ sơn PPF với có khả năng phục hồi tức thì, các vết trầy xước nhỏ, nhẹ sẽ tự biến mất nhanh chóng trong khoảng 30-60 phút ở nhiệt độ phòng và nếu ở nhiệt độ nóng hơn sẽ rút ngắn thời gian tự phục hồi vết xước.
Phim bảo vệ sơn PPF với khả năng phục hồi vết xước ngày càng được nhiều chủ xe ưa chuộng. Khác với các loại phim bảo vệ sơn PPF PVC và TPH, loại màng phim TPU với khả năng này là giải pháp tốt nhất để bạn không mất thời gian sửa chữa, hiệu chỉnh bề mặt khi lớp sơn xe xuất hiện các vấn đề trầy xước. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc vấn đề tài chính khi dán loại phim bảo vệ sơn PPF này.
Bạn có biết Quy trình dán phim bảo vệ sơn PPF chuyên nghiệp tại Vietnam Car Care như thế nào không?
Vietnam Care Care – Dịch vụ dán phim bảo vệ sơn PPF ô tô uy tín nhất Quận 7 TPHCM
Hy vọng những kiến thức hữu ích về kinh nghiệm dán phim bảo vệ sơn tốt nhất dành cho ô tô sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc các câu hỏi liên quan đến vấn đề này.
Nếu bạn đang phân vân về địa chỉ dán phim bảo vệ sơn PPF TPU chất lượng tại Tp. HCM, bạn có thể tham khảo và đăng ký trải nghiệm tại hệ thống Vietnam Car Care. Chúng tôi tự hào là một đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo dưỡng và chăm sóc xe chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế IDA.
Với loại phim bảo vệ sơn PPF TPU của APEAX, màng phim sẽ bảo vệ lớp sơn tối ưu với độ bền cao, hoạt động như một lá chắn chống lại mọi tác động cơ học, dễ dàng thi công, cho độ sáng bóng và chống bám dính nước. Đặc biệt hơn hết, chính là tính năng tự phục hồi vết xước nhẹ trên bề mặt phim.
Bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn cụ thể (hiện tại đang có voucher giảm giá hơn 20% cho dịch vụ dán PPF xe oto):
Địa chỉ:
Hotline:
- 0911 811 247