Hiện nay có rất nhiều giải pháp bảo vệ lớp sơn xe ô tô khác nhau và không có gì lạ lẫm khi nhiều chủ xe bối rối không biết đâu là lựa chọn tốt nhất cho xế yêu của mình. Trong bài viết này, Vietnam Car Care sẽ giải thích ưu nhược điểm của các giải pháp bảo vệ sơn ô tô tốt nhất hiện nay như phủ Wax, phủ Sealant, phủ Ceramic, dán PPF va sơn tự phục hồi vết xước.
Giải đáp chi tiết về ưu nhược điểm của 5 giải pháp bảo vệ sơn ô tô
Hiện nay có 5 giải pháp tốt nhất để bảo vệ sơn ô tô tránh khỏi hư hỏng, tùy theo từng nhu cầu và mục đích sử dụng. Mỗi giải pháp đều có những điểm mạnh riêng. Do đó, hiểu rõ từng giải pháp bảo vệ lớp sơn ô tô sẽ giúp bạn bảo vệ, gia tăng tính thẩm mỹ và giá trị của chiếc xe hơn. Dưới đây là ưu nhược điểm của 5 giải pháp bảo vệ sơn ô tô tốt nhất hiện nay:
Giải pháp 1: Phủ Wax (phủ sáp)
Wax (sáp) là một loại kem, bột nhão có nguồn gốc từ lá cây cọ Carnauba có nguồn gốc từ miền Bắc Brazil, được tạo ra để bảo vệ bề mặt sơn ô tô tạm thời. Về cơ bản, phủ Wax giống như một loại kem dưỡng da, có tác dụng giữ ẩm và bảo vệ tạm thời, tránh các chất bụi bẩn.
Phủ Sáp (wax) là giải pháp bảo vệ sơn ô tô ít tốn kém nhất và được sử dụng phổ biến bởi độ tiện dụng cao. Lớp sáp Wax sẽ tạo ra độ bóng loáng và giúp bảo vệ lớp sơn xe tránh khỏi bụi bẩn. Vì bản chất của lớp wax chỉ là lớp kem dưỡng nên chúng không thể bảo vệ bề mặt sơn tránh khỏi trầy xước, quầng xoáy.
Chất lượng lớp phủ wax phụ thuộc vào hàm lượng carnauba. Với loại sáp chất lượng cao, hàm lượng Carnauba trên 70% sẽ có khả năng giữ nếp tốt trên bề mặt sơn. Tuy nhiên, vì không có chứa hóa chất và được tạo ra từ thành phần tự nhiên nên sáp rất dễ bị nóng chảy khi di chuyển dưới thời tiết nắng nóng.
Trong số tất cả các giải pháp bảo vệ sơn ô tô, phủ sáp bị mài mòn nhanh nhất. Do đó, chúng chỉ có thể kéo dài tối đa đến từ 1-3 tháng, tùy thuộc vào mức độ tiếp xúc với các yếu tố ảnh hưởng và tần suất rửa xe của mỗi người.
Ưu điểm phủ Sáp
- Độ phổ biến rộng, dễ dàng tìm kiếm, đặt mua.
- Chi phí rẻ, tiện lợi trong quá trình sử dụng.
- Tạo độ bóng ướt khá tốt.
- Có khả năng chống bám nước.
- Ngăn chặn tia cực tím có hại tránh gây oxi hóa lớp sơn xe.
- Không gây hại đến lớp sơn xe do chứa thành phần tự nhiên, không hóa chất.
- Thời gian thi công nhanh chóng (dưới 2 tiếng), không đòi hỏi tay nghề kỹ thuật cao.
- Phù hợp với những người thường xuyên chăm sóc xe định kỳ.
Nhược điểm phủ Sáp
- Bảo vệ bề mặt chưa tốt, không thể chống trầy xước.
- Không chống được muối, axit
- Dễ bị trôi lớp sáp chỉ sau vài lần rửa xe hoặc di chuyển dưới trời mưa lớn.
- Thời gian bảo vệ lớp sơn ngắn (dưới 2 tháng) tùy thuộc vào thời tiết, khí hậu của mỗi nơi. Tại Việt Nam, lớp wax thường tồn tại khoảng 5-10 ngày.
- Dễ bám bụi sau vài lần di chuyển.
- Không phù hợp với khí hậu nóng ẩm tại Việt Nam.
- Lớp sáp dễ bị nóng chảy dưới nhiệt độ cao.
- Tránh phủ wax lên các chi tiết nhựa nhám bên ngoài xe vì lớp sáp có thể ăn mòn, làm phai màu chúng.
Giải pháp 2: Phủ Sealant
Phủ Sealant, chất bịt kín hay keo xịt bóng là một hình thức bảo vệ sơn cao cấp hơn phủ sáp. Đây là một sản phẩm nhân tạo được tổng hợp từ thành phần hữu cơ polymer hoặc từ Acrylic, để tạo thành một hàng rào bảo vệ vững chắc trên bề mặt sơn.
Sealant được pha thêm với các vật liệu tổng hợp khác giúp tăng khả năng bảo vệ lâu dài nhằm chống lại các chất gây ô nhiễm môi trường như tia cực tím có hại, mưa axit và các đốm nước,…
Khác với phủ wax, lớp phủ Sealant ngoài được bôi trơn trực tiếp trên bề mặt còn có thêm cách xịt. Do chứa polymer nên lớp sealant có độ bền cao hơn wax, khoảng từ 4-6 tháng. Mãi đến khi phủ Ceramic xuất hiện, phủ Sealant mới thật sự “chuyển mình” và trở thành sự lựa chọn thứ 1 trước Ceramic và PPF.
Cũng vì lý do này, ngày càng có ít chủ xe sử dụng phủ wax, ngay đến cả các hãng xe ngày nay cũng đều chuyển dần sang sử dụng phủ Sealant để giảm thiểu chi phí.
Sealant có nhiều loại nhưng phổ biến nhất là 2 loại:
- Sealant truyền thống không pha SiO2 (Silic Dioxit hay Silica): Độ bền lâu hơn, không dễ bị rửa trôi nhanh nhưng không bóng bằng Sealant pha SiO2.
- Sealant pha thêm SiO2: Nồng độ SiO2 thấp hơn so với lớp phủ Ceramic, có thể dưỡng được cả nhựa, kính,…
Ưu điểm phủ Sealant
- Quá trình thực hiện nhanh chóng, nhanh hơn so với phủ bóng hoặc phủ ceramic.
- Có thể kết hợp được với phủ wax để tăng hiệu suất lớp phủ.
- Thời gian bảo vệ lớp sơn xe cao hơn so với phủ Wax: Đối với loại polymer Sealant từ 6 – 8 tháng; với dạng xịt Sealant có pha SiO2 từ 4 – 6 tháng.
- Chống bám nước và các hóa chất gây hại cho bề mặt sơn cao hơn Wax nhưng thấp hơn so với các giải pháp bảo vệ sơn khác.
- Ngăn chặn tia cực tím có hại, chống oxy hóa.
- Tạo độ bóng bề mặt cao hơn Wax.
- Tạo hiệu ứng bóng khô, hoàn toàn khác so với hiệu ứng bóng ướt của Wax.
- Dễ dàng sử dụng, chỉ cần xịt lên bề mặt sơn.
Nhược điểm phủ Sealant
- Là chất phủ trên bề mặt nên dễ bị rửa trôi nếu chăm sóc không đúng cách.
- Thời gian bảo vệ lớp sơn chưa thật sự lâu.
- Với loại Sealant truyền thống không chứa SiO2, khả năng chống bám nước kém hơn loại có SiO2.
- Khả năng bảo vệ bề mặt chưa tốt, lớp phủ mỏng hơn Ceramic.
- Độ bóng ở mức trung bình.
Giải pháp 3: Phủ Ceramic
Phủ Ceramic là một giải pháp bảo vệ sơn ô tô phổ biến nhất hiện nay tại Việt Nam. Giải pháp này này tạo ra một lớp màng siêu bóng loáng, kỵ nước trên bề mặt sơn giúp chống bám nước và các chất gây ô nhiễm khác.
Đồng thời, lớp Ceramic còn có khả năng chống tia cực tím; tăng cường độ bóng cho xe, chống trầy xước, vết xoáy và oxy hóa cao hơn các giải pháp bảo vệ sơn ô tô khác. Lớp phủ gốm Ceramic có thể tồn tại trong nhiều năm tùy thuộc vào các yếu tố môi trường.
Lớp phủ gốm Ceramic hay phủ thủy tinh, phủ thạch anh hay phủ sứ sử dụng hợp chất vô cơ như SiO2 (Silica Dioxide), TiO2 (Titan Dioxide). Do thành phần Ceramic sử dụng hàm lượng chất rắn cao nên khi phủ lên sẽ không tạo ra lớp màng mỏng trên bề mặt sơn như sáp hoặc sealant. Lớp ceramic được phủ sẽ có nhiều lớp trên bề mặt với độ dày phù hợp, tuy nhiên không quá 5 lớp.
Tại sao lớp sứ Ceramic chỉ nên bôi dưới 5 lớp?
Nên phủ ceramic bao nhiêu lớp là tốt nhất cho xe ô tô mới?
Công đoạn phủ ceramic phức tạp và tốn thời gian, nhưng hiệu quả mang lại tốt hơn rất nhiều so với phủ wax, sealant. Thông thường, lớp phủ ceramic tốt có thể tồn tại đến 5 năm. Lớp phủ ceramic được áp dụng cho nhiều bề mặt khác nhau không chỉ có lớp sơn mà còn trên cả kính, nhựa nhám, lốp hay các chi tiết nội thất bên trong ô tô.
Ưu điểm phủ Ceramic
- Chống vấy bẩn, chống bám nước, chống thấm nước và ngăn nước mưa, sình lầy bám lâu vào xe, gây tổn hại cho lớp sơn.
- Chống côn trùng, ruồi bám trên bề mặt.
- Chống bám bụi, giảm lượng bụi bám trong thời tiết khô ráo.
- Chống vôi hóa, chống ố khi tiếp xúc với nước.
- Tạo hiệu ứng bề mặt với độ bóng trong, bóng sâu hơn so các giải pháp bảo vệ sơn khác.
- Ngăn chặn một số tia UV có hại gây xỉn, ố, bạc màu sơn.
- Hạn chế vết xước nhẹ nhỏ thường gặp ở lớp sơn ô tô như vết xoáy mạng nhện, quầng xoáy xước,…
- Dễ dàng vệ sinh bề mặt khỏi các tác nhân gây ăn mòn như phân chim, nhựa cây, ố nước, côn trùng,…
- Không cần sử dụng nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh gây hại cho lớp sơn.
- Thời gian sử dụng lâu từ 2-5 năm.
Nhược điểm phủ Ceramic
- Không thể chống trầy xước nếu xảy ra va quẹt.
- Lớp phủ ceramic dễ bị rửa trôi nếu sử dụng các sản phẩm rửa xe không đảm bảo chất lượng.
- Quy trình thực hiện phức tạp, thời gian chờ lấy xe tương đối lâu từ 1-2 ngày.
- Không thể rửa xe với các hóa chất sau khi phủ ceramic trong vòng 1 tuần.
- Không thể hiệu chỉnh bề mặt sơn vì có thể đánh bay lớp phủ ceramic.
- Chi phí phủ ceramic khá cao.
- Ceramic kém chất lượng tạo ra lớp có độ bóng không tự nhiên, gây ảnh hưởng đến người thực hiện.
Giải pháp 4: Dán phim bảo vệ sơn PPF
Phim bảo vệ sơn còn được gọi là Paint Protection Film hoặc Clear Bra, là một lớp phim dày được dán trên xe nhằm chống lại những yếu tố tác động từ bên ngoài.
Những năm về trước, phim bảo vệ sơn có chất lượng không tốt, thường hay chuyển sang màu vàng và bị nứt sau một khoảng thời gian ngắn. Công nghệ phim bảo vệ sơn trước đây chưa phát triển mạnh. Lớp keo kết dính và thành phần cấu tạo trong PPF là nguyên nhân chính khiến phim bảo vệ sơn gặp phải hiện tượng trên.
Ngày nay, phim bảo vệ sơn rất ít khi bị ố vàng hoặc nứt, vỡ sau 1-2 năm. Bên cạnh đó, lớp phim PPF gần vô hình với các đặc tính ưu việt như chống tia UV, tự phục hồi vết xước,…
Phim bảo vệ sơn PPF là lựa chọn hoàn hảo nhất cho các khu vực chịu tác động mạnh như cản xe, mui xe, gương hoặc thậm chí là toàn bộ xe. PPF có hiệu quả tốt nhất khi xe còn mới. Đối với xe đã sử dụng một thời gian dài, cần phải hiệu chỉnh bề mặt sơn trước khi dán phim PPF.
Ưu điểm khi dán PPF
- Chống trầy xước ở mức độ cao.
- Có khả năng chịu lực tác động lên bề mặt do có tính đàn hồi.
- Tự phục hồi vết xước nhỏ.
- Bảo vệ bề mặt sơn tốt nhất trong các giải pháp bảo vệ sơn ô tô.
- Thời gian bảo vệ cao lên đến 10 năm.
- Chống các tác nhân ăn mòn, các hóa chất độc hại như phân chim, axit côn trùng, bụi bẩn, sình lầy, hơi muối biển,…
- Chống bám nước bề mặt.
- Chống tia cực tím độc hại gây oxy hóa lớp sơn.
- Không gây ảnh hưởng đến sức khỏe như giải pháp phủ sáp, hay xịt sealant. Dán PPF là dán các lớp phim trên bề mặt sơn ô tô.
Nhược điểm khi dán PPF
- Độ bóng không cao.
- Chi phí khá cao khi phủ toàn bộ xe.
- Với loại phim PPF rẻ tiền, kém chất lượng nhanh chóng bị ố vàng, nứt
- Ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của lớp sơn do lớp PPF khá dày.
- Đòi hỏi tay nghề kỹ thuật viên cao, quy trình thực hiện phức tạp.
- Lớp keo dính dễ bị nóng chảy, khi gỡ phim cách nhiệt có thể làm hỏng lớp sơn bên dưới.
Giải pháp 5: Sơn tự phục hồi vết xước
Sơn tự phục hồi là loại sơn đặc biệt có khả năng tự phục hồi khi bị trầy xước nhẹ. Vật liệu tạo ra sơn tự phục hồi được chiết xuất từ lớp Chitosan của vỏ tôm hùm, cua. Nhờ có lớp màng sinh học Chitosan, quá trình sửa chữa vết trầy xước thông thường mất vài ngày có thể được đẩy nhanh bằng cách phơi xe dưới ánh sáng hoặc rửa bằng nước ấm.
Tại Việt Nam, hiện tại không có trung tâm hay cơ sở nào có thể cung cấp lớp sơn tự phục hồi vết xước trên ô tô. Công nghệ này đã được các nhà khoa học phát triển từ trước năm 2010, nhưng chúng mới được đẩy mạnh trong thời gian gần đây và vẫn đang trong quá trình hoàn thiện để đưa ra thị trường Detailing. Lexus LS 2007 (thế hệ thứ 4) là chiếc xe đầu tiên sở hữu công nghệ này.
Tương đồng với loại sơn tự phục hồi vết xước, sơn tự làm sạch cũng có khả năng chống bám bẩn, bám nước. Loại sơn này được phát triển bởi Nissan vào năm 2016 với mục đích thay thế cho lớp phủ ceramic. Tuy nhiên, đến nay công nghệ sơn này vẫn đang bỏ ngỏ khả năng thương mại hóa vì những chiến lược phát triển của Nissan. Chiếc xe đầu tiên sử dụng công nghệ sơn tự làm sạch là Nissan Note, tiếp đến là dòng xe Nissan Leaf nhưng đã bị hủy bỏ.
Tuy nhiên, trong bài viết này chúng tôi vẫn liệt kê giải pháp này để bạn biết thêm về các giải pháp bảo vệ sơn ô tô. Dưới đây là ưu nhược điểm của lớp sơn tự phục hồi vết xước:
Ưu điểm của sơn tự phục hồi vết xước
- Có thể tự phục hồi vết trầy xước nhẹ nhanh chóng trong vòng 30 phút dưới trời nắng.
- Khả năng tự phục hồi vết xước nhanh hơn với thời tiết nóng ẩm, nhiệt độ cao tại Việt Nam.
- Chống tia UV, tia cực tím gây oxy hóa, làm xỉn màu, ngả vàng lớp sơn.
- Lớp sơn tĩnh điện cứng có khả năng chống ăn mòn, han gỉ.
- Chống bám nước tương tự như phủ Ceramic.
- Thời gian bảo vệ tương đối lâu từ 5-7 năm.
- Chống bám bẩn nên rất thuận lợi cho việc rửa trôi các vết bẩn cứng đầu.
- Tránh gia tăng nhiệt độ cao trên lớp sơn do sử dụng thuốc nhuộm quang nhiệt hữu cơ hấp thụ ánh sáng cận hồng ngoại.
Nhược điểm của sơn tự phục hồi vết xước
- Không có sẵn tại thị trường Việt Nam.
- Công nghệ sơn tự phục hồi vết xước vẫn đang được thử nghiệm, chưa được thương mại hóa.
- Giá thành công nghệ sơn tự phục hồi khá cao, rất ít hãng xe hay trung tâm nào thực hiện.
- Lớp sơn thường sẽ bị khô cứng sau 5 năm, mất đi tính đàn hồi và khả năng tự lành vết xước, có thể gây nứt trên bề mặt sơn.
- Quá trình loại bỏ lớp sơn bị hư hỏng tốn nhiều thời gian và chi phí sơn lại xe.
- Tương tự với việc sơn xe, thời gian phủ lớp sơn tự phục hồi tốn khá nhiều thời gian.
- Quy trình thi công bề mặt phức tạp đòi hỏi kỹ thuật viên sơn có tay nghề cao.
- Bề mặt sơn không tự nhiên.
- Lớp bóng sơn dễ bị bào mòn bởi các hóa chất tẩy rửa không phù hợp.
- Sơn tự phục hồi được bày bán trên thị trường hiện nay đều là những sản phẩm kém chất lượng, không khả năng chống xước, không có màu phù hợp với từng loại xe.
Lưu ý quan trọng khi lựa chọn các giải pháp bảo vệ sơn ô tô
Tương tự như tóc con người, lớp sơn cần phải được làm sạch và hiệu chỉnh bề mặt kỹ lưỡng trước khi áp dụng bất kỳ giải pháp bảo vệ nào. Sau khi đánh bóng bề mặt, bước cuối cùng là phủ hoặc dán những sản phẩm phù hợp dựa trên thời gian mà bạn muốn chúng tồn tại bao lâu trước khi dưỡng lại.
Vật liệu sử dụng cho quá trình hoàn thiện xe càng tốt sẽ tạo ra lớp bảo vệ càng bền, càng hiệu quả. Trong phần này, chúng tôi không đề cập đến giải pháp 5 (sơn tự phục hồi vết xước/ sơn tự làm sạch) vì không phổ biến hiện nay. Dưới đây là những lưu ý quan trọng khi lựa chọn giải pháp bảo vệ sơn ô tô phù hợp:
Về phủ Wax (phủ Sáp)
Trước khi phủ Wax, bạn cần phải hiệu chỉnh bề mặt sơn kỹ lưỡng. Quy trình hiệu chỉnh bề mặt sơn càng tốt thì hiệu quả sử dụng lớp phủ wax càng kéo dài. Tuy nhiên, phủ wax chỉ là giải pháp bảo vệ sơn ô tô tạm thời, chúng dễ bị rửa trôi chỉ sau một vài lần rửa xe. Bên cạnh đó, lớp phủ Wax không được sử dụng kèm với mục đích hiệu chỉnh sơn, loại bỏ các vết trầy xước, hay khiếm khuyết trên lớp sơn.
Độ bền của lớp Wax phụ thuộc vào nhiều yếu tố như chất lượng lớp wax, tần suất rửa xe, dung dịch rửa xe, tần suất sử dụng xe, hay điều kiện thời tiết nắng nóng ẩm mưa nhiều,… ảnh hưởng đến độ bóng, độ sáng, độ dày lớp wax trên xe. Với thời tiết nóng ẩm tại Việt Nam, lớp wax thường chỉ tồn tại khoảng 1 tuần.
Nếu bạn cần độ bóng ngay cho xe mà không muốn mất nhiều thời gian thi công lẫn chi phí, bạn nên sử dụng phủ sáp. Một số thương hiệu Wax bạn tham khảo: Gyeon, Turtle, Angelwax,… Nếu bạn là người hoài cổ, muốn độ bóng cực kỳ sâu, bạn có thể lựa chọn giải pháp phủ Sáp. Tuy nhiên, về lâu dài bạn nên lựa chọn các giải pháp bảo vệ khác bên dưới đây.
Về phủ Sealant
Không giống như phủ wax, quá trình phủ sealant đòi hỏi phủ nhiều lớp phủ hơn và cần thời gian chờ đợi để lớp phủ khô dần (tương tự như phủ ceramic). Tuy nhiên, thời gian chờ khô lớp Sealant sẽ nhanh hơn so với phủ Ceramic. Vì thế, nếu bạn muốn tiết kiệm thời gian chăm sóc xe, phủ sealant có thể là giải pháp tuyệt vời.
Bên cạnh đó, sau khi phủ sealant có thể kết hợp thêm lớp wax lên bề mặt lớp sealant để tăng độ bền, tính thẩm mỹ cao hơn. Một số loại sealant nổi tiếng trên thị trường: Gyeon, Nanotech, G3, Shine Armor,…
Về phủ Ceramic
Nếu lớp phủ ceramic vẫn mới, bạn không nên thực hiện đánh bóng bề mặt sơn. Quá trình đánh bóng này có thể gây bào mòn lớp ceramic khiến xe mất đi độ bóng lẫn khả năng ưu việt mà lớp phủ ceramic mang lại.
Tuy nhiên, bạn có thể đánh bóng hoặc hiệu chỉnh bề mặt sơn nhưng chỉ sau khi lớp phủ ceramic “hết hạn” (tùy từng gói phủ ceramic). Nếu bề mặt sơn gặp phải nhiều vấn đề nghiêm trọng như trầy xước nặng, xe cần phải được hiệu chỉnh sơn để đảm bảo tính thẩm mỹ. Vì quá trình hiệu chỉnh bề mặt sơn ảnh hưởng rất lớn đến lớp phủ, khiến chúng bị bào mòn nhanh chóng dưới tác động của máy đánh bóng, hiệu chỉnh bề mặt.
Xem thêm: Phủ ceramic và phủ wax: Loại nào tốt hơn?
Tại trung tâm chăm sóc xe Vietnam Car Care, chúng tôi có những ưu đãi cực tốt cho dịch vụ phủ Ceramic:
- Miễn phí bảo hành lớp phủ ceramic IGL COATINGS khi gặp các vấn đề liên quan đến tính thẩm mỹ.
- Miễn phí phủ lên kính xe, mâm xe.
- Dịch vụ chăm sóc xe khác hoàn toàn miễn phí như vệ sinh nội ngoại thất, hiệu chỉnh bề mặt sơn.
Sau khi phủ ceramic, bạn không nên rửa xe ngay mà phải đợi thêm một khoảng thời gian để lớp phủ khô dần, thông thường sau khoảng 1 tuần. Trong thời hạn 1 tuần chờ đợi lớp phủ ceramic khô, nên hạn chế tần suất sử dụng xe để tránh các chất bẩn nào dính vào lớp ceramic.
Trong quá trình rửa xe, sử dụng các chất tẩy rửa mạnh ngay lúc này sẽ khiến lớp phủ ceramic mất đi. Để khắc phục tạm thời, bạn nên sử dụng khăn lau chuyên dụng thấm ướt và lau nhẹ bề mặt.
Phủ ceramic có lẽ là giải pháp bảo vệ và nâng cấp vẻ đẹp của xe tốt nhất hiện nay. Một số thương hiệu ceramic phổ biến trên thị trường như IGL Coatings (tốt nhất hiện nay), Nexgen, GB, AvalonKing, Gyeon,…
Về dán phim bảo vệ sơn PPF
Dựa theo cấu tạo của 4 lớp phim bảo vệ sơn PPF cơ bản, lớp trên cùng là lớp phủ bóng trong suốt, có độ dày từ 1,5 mil đến 2 mil. Chính vì thế lớp phủ bóng này rất mỏng và chúng rất dễ bị phá hủy nếu bạn sử dụng chất đánh bóng hay chất tẩy rửa có tính ăn mòn cao.
Phim dán bảo vệ sơn PPF có nhiều loại (như TPU, TPH, PVC), đa dạng từ cấu tạo đến chất lượng lớp phim. Tùy thuộc vào “hầu bao”, nếu bạn cần bảo vệ bề mặt tối ưu, có khả năng tự phục hồi vết xước thì lớp phim PPF loại TPU là lựa chọn tốt nhất.
Xem thêm: Công dụng của phim bảo vệ sơn PPF
Vật liệu PPF PVC hiện nay không được nhiều người ưa chuộng mặc dù giá thành rất rẻ. Nhưng chất lượng PFF PVC là vấn đề, chúng chỉ có thể hoạt động tốt trong vòng 1 năm. Sau khi gỡ phim PVC xuống cấp, bề mặt sơn có thể bị nứt, tróc mẻ.
Đối với những người muốn chi phí hợp lý hơn, có chất lượng bảo vệ vừa phải, phim PPF TPH có thể đáp ứng. Tuy nhiên, tuổi thọ của loại phim bảo vệ sơn này không cao, trong khi chi phí bỏ ra không tương xứng với thời gian sử dụng. Có lẽ, tốt nhất chính là loại phim bảo vệ sơn PPF TPU, chất lượng hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra mặc dù chi phí khá cao.
Một số thương hiệu phim bảo vệ sơn PPF được nhiều người đánh giá tốt nhất hiện nay: APEAX, Oraguard, Xpel, 3M,…
Xem ngay: TOP 5 loại phim PPF bảo vệ sơn ô tô tốt nhất thị trường
Vietnam Car Care – Trung tâm chăm sóc xe ô tô Detailing chuyên nghiệp
Mong rằng với những kiến thức trong bài viết “Ưu nhược điểm của 5 giải pháp bảo vệ sơn ô tô tốt nhất hiện nay” sẽ giúp bạn dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các cách bảo vệ bề mặt sơn phù hợp, tránh tốn nhiều chi phí cho việc bảo dưỡng, sửa chữa lớp sơn xe.
Tại trung tâm Vietnam Car Care, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong việc cung cấp các giải pháp bảo vệ sơn ô tô chuyên nghiệp, chất lượng nhất. Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn cụ thể:
Địa chỉ:
Hotline:
- 0911 811 247
- 0901 317 066
- 0845 22 77 88
- 0846 22 77 88