Những năm gần đây, một số nơi cung cấp phim bảo vệ sơn đã quảng cáo sai sự thật về công dụng mà chúng mang đến. Sự hoài nghi về phim PPF có thật sự hữu hiệu hay không đã dần lớn hơn bên trong khách hàng. Ở bài viết này, Vietnam Car Care sẽ giải đáp những câu hỏi về phim bảo vệ sơn ô tô PPF mà nhiều người thường lầm tưởng.
Nếu bạn đã có những kiến thức cơ bản về phim bảo vệ sơn ô tô (Paint Protection Film) thì những giải đáp dưới đây giúp bạn hiểu rõ hơn về độ bền, tuổi thọ, hiệu năng,… của sản phẩm này.
Có thể bạn sẽ quan tâm: Dịch vụ Dán PPF ô tô chuyên nghiệp tại Vietnam Car Care
1. Dán màu Vinyl có khác gì với dán phim bảo vệ sơn PPF?
Dán Vinyl (Vinyl Wrap) hay còn gọi là dán màu xe, thực chất đây chỉ là lớp dán thay đổi vẻ ngoài, giúp chiếc xe trở nên đẹp hơn hơn rất nhiều so với màu sơn ban đầu. Chỉ mang đến công dụng đổi màu, lớp keo màu này không có tác dụng bảo vệ lớp sơn tránh khỏi các tác nhân có hại từ môi trường như mưa axit, phân chim, hơi muối biển, đất đá dăm, bùn đất, và các chất ô nhiễm khác,…
Dán keo xe ô tô là giải pháp bảo vệ sơn mà bạn đã nghe rất nhiều lần đúng không? Rất tiếc, tương tự như dán màu decal (vinyl wrap), dán keo xe hơi cũng không có khả năng bảo vệ sơn xe tốt. Một viên đá dăm nhỏ sẽ làm xước lớp dán màu Vinyl và khiến chiếc xe trở nên xấu đi.
Ngược lại, với phim bảo vệ sơn PPF loại TPU, vết xước từ đá dăm nhỏ sẽ không ảnh hưởng gì đến bề mặt sơn do có nhiều lớp phủ bảo vệ về mặt. Chỉ cần chưa đến 30 phút, vết trầy xước sẽ tự phục hồi lại như ban đầu.
Xem thêm: Phân biệt khái niệm phim PPF và Vinyl dành cho người mới
2. Dán phim bảo vệ sơn PPF có giảm độ bóng sơn xe không?
Có, nếu sử dụng loại phim PPF không đảm bảo chất lượng. Một số dòng phim bảo vệ sơn PPF thế hệ đầu có thể làm giảm độ bóng lớp sơn xe sau khi dán. Tuy nhiên, cũng có một số dòng PPF mang lại độ bóng cao, không dễ để bạn phát hiện ra lớp dán PPF trên bề mặt.
PPF được phân chia ra làm ba dòng phim chính với những ưu nhược điểm khác nhau: PVC, TPH, TPU.
- Loại PPF PVC: Polyme nhựa tổng hợp cứng thường không có độ bóng sau khi dán với lớp màng phim mờ, đục.
- Loại PPF TPH: Vì PPF TPH sử dụng thêm Polyvinyl Clorua (PVC) làm gốc nền nên có độ bóng cơ bản, không linh hoạt như TPU.
- Loại PPF TPU: Có độ bóng linh hoạt (bóng mờ, bóng cao, trong suốt) do Polyurethane nhiệt dẻo (TPU) có cấu trúc hóa học khác với PVC thông thường.
Qua ba điểm trên, phim bảo vệ sơn loại TPU được nhiều chuyên gia chăm sóc xe khuyên dùng, vừa giúp gia tăng độ bóng vừa mang lại lớp bảo vệ vững chắc cho chiếc xe. Sản phẩm PPF TPU này tốt hơn hai loại PVC và TPH.
Nếu câu trả lời trên vẫn chưa thoả mãn ý định tìm kiếm của bạn, chúng tôi cũng đã có bài viết chi tiết về chủ đề “Dán PPF có làm giảm độ bóng sơn xe không?“. Đầy đủ những giải thích trong khoá học dán PPF của Vietnam Car Care.
Tại Vietnam Car Care, chúng tôi sử dụng dòng phim bảo vệ sơn TPU cao cấp của APEAX SURFACE PROTECTION (Phiên bản nâng cấp của CCC NextGen). PPF APEAX mang đến độ bền cao, chống lại mọi tác động cơ học, cho độ sáng bóng, chống bám dính nước tuyệt đối và có tính năng tự phục hồi vết xước nhẹ trên bề mặt phim.
3. Dán phim bảo vệ sơn PPF có nên phủ sáp (wax) trước hay không?
Không nên. Trước khi quyết định dán phim bảo vệ sơn PPF, bề mặt sơn không được chứa bất kỳ chất phủ nào, kể cả lớp wax, sealant hay lớp ceramic. Nếu tồn tại các lớp trên, lớp keo nền của PPF sẽ không thể bám dính chặt vào bề mặt, có thể gây trượt, lọt khí hoặc gây hư hỏng màng phim.
4. Dán phim bảo vệ sơn PPF có cần hiệu chỉnh bề mặt sơn trước tiên?
Đây là điều bắt buộc phải làm trước khi dán PPF. Bề mặt sơn xe trước khi dán PPF nên được hiệu chỉnh kỹ lưỡng để giảm bớt các vết xước xoáy, quầng xoáy,…
Quá trình hiệu chỉnh sơn sẽ giúp bề mặt bóng đẹp hơn, đảm bảo lớp màng phim mềm dẻo được lắp dễ dàng hơn và không làm biến đổi keo dính của PPF. Do đó, bề mặt sơn được hiệu chỉnh trước sẽ cho kết quả tốt hơn khi dán PPF.
5. Dán phim bảo vệ sơn PPF cho nội thất ô tô có được không?
Hoàn toàn có thể dán PPF nội thất ô tô. Một số chi tiết bên trong khoang nội thất xe có thể dán PPF là màn hình, đồng hồ, tay nắm cửa, vô lăng,… Đây là những vị trí rất dễ bị trầy xước trong quá trình sử dụng.
Đọc ngay những chia sẻ hữu ích về kinh nghiệm, bảng giá dán PPF nội thất ô tô từ Vietnam Car Care năm 2024.
6. Dán phim bảo vệ sơn PPF và phủ ceramic có gì khác biệt?
Mục đích của phim bảo vệ sơn là thêm một lớp màng phim bảo vệ cứng, ngăn chặn và chống lại những tác nhân nguy hại như các mảnh vụn trên đường, đá, bụi, chất ô nhiễm,… ảnh hưởng đến vẻ đẹp chiếc xe.
Ngược lại, lớp phủ gốm Ceramic là một chất lỏng polymer, mỏng hơn PPF rất nhiều và gần giống như một loại sơn bóng trong suốt. Mục đích của lớp phủ ceramic là biến chiếc xe trở nên sáng bóng hơn bao giờ hết.
Ngoài ra, lớp Ceramic còn có tác dụng chống bám nước, bám bẩn giúp dễ rửa xe. Phủ ceramic thường không thể chống trầy xước hay chịu va đập tốt như dán PPF.
Để biết thêm thông tin, bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “Nên Phủ Ceramic hay dán PPF cho ô tô?“.
7. Dán phim bảo vệ sơn PPF có che lấp các vết sơn bị xước không?
Không. Bản thân phim bảo vệ sơn PPF sẽ không khắc phục được các vết xước hoặc sứt mẻ trên lớp sơn ô tô. Một số vết xước và xoáy nhỏ hơn có thể bị keo trong lớp phim che kín đi và ít nhìn thấy sau khi dán. Tuy nhiên, để không xuất hiện vết xước, vết nứt sau khi dán PPF, bắt buộc phải hiệu chỉnh bề mặt sơn. Sơn lại xe cũng là cách tốt nhất nhưng rất tốn kém.
Hãy nghĩ rằng dán PFP giống như đặt một miếng bảo vệ màn hình trên điện thoại của bạn. Các vết trầy xước xoáy nhẹ có thể ẩn đi nhưng bất kỳ mảnh vụn hoặc bụi bẩn nào bên dưới bề mặt đểu rất dễ phát hiện.
8. Gỡ phim bảo vệ sơn PPF có bị tróc sơn không?
Có thể, nếu sử dụng các loại phim bảo vệ sơn kém chất lượng (loại PVC hoặc TPH) với kỹ thuật gỡ PPF sai cách. Lớp sơn bên dưới hoàn toàn có thể bong tróc, toét, rách sau khi kéo lớp màng phim ra ngoài, do lớp keo bị biến dạng sau một thời gian sử dụng.
Ngược lại, với kỹ thuật loại bỏ lớp PPF (cũ, chất lượng) đúng cách, quá trình gỡ bỏ sẽ không gây hư hỏng bề mặt sơn.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp dù kỹ thuật gỡ đúng cách, sử dụng loại phim PPF chất lượng nhưng vấn đề nằm ở lớp sơn trước đó đã được sơn lại không đủ tiêu chuẩn. Vì thế, gỡ phim bảo vệ sơn PPF trong trường hợp này có thể gây tróc sơn nếu không cẩn thận.
9. Giá dán phim bảo vệ sơn PPF cho toàn bộ thân xe ô tô bao nhiêu?
Giá dịch vụ dán PPF tùy vào loại phim bảo vệ sơn mà bạn muốn sử dụng. Hiện nay, công nghệ phim PPF có 3 loại phổ biến: PVC, TPH và TPU. Giá dán PPF ô tô mỗi loại sẽ khác nhau, mức giá trung bình khi dán toàn bộ thân xe bên ngoài như sau:
- PPF loại PVC: Giá dán từ 10 đến 20 triệu đồng
- PPF loại TPH: Giá dán từ 20 đến 40 triệu đồng
- PPF loại TPU: Giá dán từ 60 đến 100 triệu đồng
*Phim bảo vệ sơn TPU là loại phim tốt nhất trên thị trường hiện nay với độ bền cao, mang lại chất lượng vượt trội so với hai loại còn lại.
Có thể bạn sẽ muốn biết: Top 5 loại phim PPF ô tô tốt nhất hiện nay
10. Phim bảo vệ sơn PPF có chống trầy xước hoàn toàn không?
Khả năng bảo vệ của phim bảo vệ sơn PPF chỉ ở mức tương đối. Không có bất kỳ lớp dán/phủ nào có thể bảo vệ hoàn hảo lớp sơn ô tô. Ô tô luôn luôn di chuyển và có thể chịu các tác động không mong muốn từ môi trường bên ngoài bất cứ lúc nào.
Xem thêm: Dán PPF cho ô tô – Phương pháp bảo vệ sơn hoàn hảo
Ở phim bảo vệ sơn PPF, chúng chỉ có thể bảo vệ ở mức độ trung bình trở xuống. PPF không thể chống trầy xước ở mức độ từ trung bình đến nặng (va quẹt phải cây, vật nhọn cứng, xe cộ, lề đường,…).
Ngoài ra, phim bảo vệ sơn không tồn tại mãi, chúng dễ bị ngả vàng sau một thời gian sử dụng. Lớp phim dần xuống cấp, bong tróc, nổi bọt khí, mất đi khả năng bảo vệ bề mặt.
11. Phim bảo vệ sơn PPF có dán được trên mặt kim loại Crom hay không?
Tương tự như bề mặt sơn thông thường, bạn hoàn toàn có thể dán PPF trên các mặt mạ Crom (thanh Crom trong taplo, viền cửa, tay nắm cửa,…) của nội thất để tránh bị trầy xước.
12. Phim bảo vệ sơn PPF có dễ nhận thấy bằng mắt thường không? Có bị lộ viền mép nhiều như dán màu, dán keo xe?
Không giống như dán màu xe, lớp phim bảo vệ sơn PPF khó phát hiện bằng mắt thường. Đa số các loại phim phổ biến trên thị trường hiện nay đều được làm trong suốt nên khó nhận ra xe đã dán PPF hay chưa. Tuy nhiên, ở những vị trí như viền mép nếu dán không đúng kỹ thuật thì sau một thời gian, viền mép bám bụi bẩn rất dễ nhận ra.
Hiện nay, tại một số trung tâm chăm sóc xe chất lượng cao như Vietnam Car Care, các viền mép của lớp phim bảo vệ sơn sẽ không thể dễ dàng phát hiện bằng mắt thường. Các kỹ thuật viên có tay nghề cao sử dụng phương pháp Totally Invisible giúp các vết viền mép của PPF gần như vô hình.
13. Phim bảo vệ sơn PPF có dán được trên kính chắn gió?
Không. Phim bảo vệ sơn ô tô không thể dán trên bề mặt kính chắn gió hay cửa sổ.
Chỉ số khúc xạ giữa PPF và kính chắn gió rất khác biệt. Chúng quá thấp và không đủ tiêu chuẩn để có thể bảo vệ người ngồi bên trong và các chi tiết nội thất. Việc dán PPF trên kính lái còn gây ra hiện tượng móp méo hình ảnh, không có khả năng cách nhiệt và gây mất an toàn khi lái xe.
14. Phim bảo vệ sơn PPF có tự lành vết xước hay không?
Có, phim PPF ô tô có thể tự lành vết xước, duy nhất chỉ có loại PPF TPU. Phim PPF PVC hoặc TPH không có khả năng này.
Tuy nhiên, khả năng tự phục hồi của PPF TPU cũng có giới hạn. Chúng chỉ có thể tự lành khi chịu được vết xước với độ dày xấp xỉ dưới 13 micron. Nếu lớp màng này bị xuyên quá sâu sau 13 micron, màng phim bảo vệ sơn sẽ khó có thể lành lại.
Theo kinh nghiệm thực tế được chia sẻ bởi nhiều chuyên gia dán PPF ô tô, hầu hết các vết xước nếu bị xuyên thủng qua lớp clear coat (lớp đầu tiên ở trên) sẽ không thể tự lành được vết xước.
Khả năng tự lành này được thể hiện rất rõ ở loại phim bảo vệ sơn TPU. Quá trình tự phục hồi của lớp màng phim diễn ra nhanh chóng, chỉ trong vòng 30 phút nhờ vào nhiệt độ phòng hoặc sử dụng máy sấy nóng.
Xem thêm: Nên dán PPF ở vị trí nào trên xe ô tô? để biết đầu tư không phí tiền.
15. Phim bảo vệ sơn PPF tồn tại vĩnh viễn hay có tuổi thọ ngắn?
Tùy thuộc vào loại phim bảo vệ sơn, độ bền và tuổi thọ của PPF sẽ cao hay thấp.
- Loại PPF công nghệ PVC: Độ bền của chúng khá thấp, chỉ khoảng 6-12 tháng thì lớp phim sẽ bắt đầu xuống cấp.
- Loại PPF công nghệ TPH: Độ bền trung bình, từ 2 năm lớp phim mới dần ngả màu, xuất hiện bọt khí.
- Loại PPF công nghệ TPU: Độ bền cao nhất, lên đến 10 năm, chống chịu tia cực tím có hại lâu nhất và không bị ngả vàng màu phim.
Bên cạnh đó, nếu chỉ dựa vào cấu tạo của từng loại phim PPF mà đánh giá độ bền của chúng thì rất thiếu sót. Ô tô chịu ảnh hưởng nhiều tác nhân của môi trường bên ngoài như nắng nóng, bụi bẩn, chất ô nhiễm, sương muối, hơi muối biển,… nên cần phải được chăm sóc và bảo vệ thường xuyên. Không có cách nào kéo dài tuổi thọ của PPF nếu không biết cách chăm sóc xe đúng cách.
Tại Vietnam Car Care, ngoài cung cấp những dịch vụ chăm sóc xe đúng cách và chất lượng nhất, chúng tôi còn chia sẻ thêm nhiều kinh nghiệm chăm sóc xe hữu ích cho bạn. Hãy đến và trải nghiệm ngay bạn nhé!
16. Phim bảo vệ sơn PPF có bao nhiêu loại phổ biến? Nên chọn loại nào?
Hiện nay, có ba loại phim bảo vệ sơn phổ biến nhất: PVC, TPH, TPU. Như chúng tôi đã chia sẻ trong bài viết kinh nghiệm chọn phim bảo vệ sơn PPF tốt nhất. Phim bảo vệ sơn PPF TPU là loại phim đáng sử dụng nhất với độ bền cao và sở hữu nhiều tính năng ưu việt.
Top 5 thương hiệu phim bảo vệ sơn PPF tốt nhất năm 2024 tại thị trường Việt Nam:
- Apeax
- 3M
- Xpel
- Suntek
- AutoZkin
*Lưu ý: APEAX là phiên bản nâng cấp hoàn hảo của phim bảo vệ sơn PPF CCC NEXT GEN thế hệ trước.
17. Phim bảo vệ sơn PPF có bị ố vàng sau một thời gian sử dụng không?
Có. Bất kể loại phim bảo vệ sơn cũng đều xảy ra tình trạng ố vàng sau một thời gian sử dụng (từ 1 đến 8 năm). Dưới tác động của các tia cực tím có hại, lớp keo dính liên kết giữa bề mặt sơn và phim bảo vệ bị oxy hóa, bắt đầu biến đổi dần. Chúng sẽ mất đi độ kết dính, gây ố vàng phim.
*Mẹo nhỏ: bạn nên phủ thêm một lớp Ceramic trên bề mặt PPF để tránh ngả màu và bảo vệ lớp phim tốt hơn. Tất nhiên, Ceramic hoàn toàn có thể phủ ở trên màng phim bảo vệ sơn bạn nhé.
Ngoài ra, bạn có thể xem thêm những kinh nghiệm và cách xử lý khi phim PPF ô tô bị ố vàng. <= click vào bài viết này nha.
18. Nên dán phim bảo vệ sơn PPF hay phủ Ceramic cho đèn pha?
Dán phim PPF đèn xe là giải pháp khả thi nhất nếu bạn thường xuyên đi trên những con đường nhiều đất đá, bụi bẩn với khả năng chống trầy xước tốt.
Tuy nhiên, bạn cũng có thể phủ ceramic cho đèn pha ô tô để tránh các loại bụi bẩn, chất ô nhiễm tích tụ trên đèn gây ố vàng, đục kính đèn xe. Phủ ceramic không chống lại các vết trầy xước cũng nhưng dễ bị hấp nhiệt, dễ bị phai dần lớp phủ theo thời gian nếu không chăm sóc đúng cách.
19. Sau bao lâu được rửa xe khi dán phim bảo vệ sơn PPF?
Trong khoảng 48 giờ sau khi dán phim bảo vệ sơn, bạn hoàn toàn có thể rửa xe với máy áp lực cao và sử dụng các chất tẩy rửa chuyên dụng mà không ảnh hưởng lớp phim PPF.
*Lưu ý thêm: Tại các vị trí mép viền của lớp phim PPF, bạn nên hạn chế xịt nước mạnh hoặc bôi nhiều hóa chất tẩy rửa axit cao để tránh làm bung hở viền mép dán.
20. Sau khi dán PPF, phủ thêm lớp Ceramic có hiệu quả không?
Có. Phủ thêm lớp Ceramic được nhiều chuyên gia khuyến khích thực hiện thêm nếu bạn muốn xe đạt khả năng bảo vệ tốt hơn. Nếu lớp phim PPF không cung cấp đủ độ bóng mà bạn muốn, phủ thêm lớp Ceramic giúp chiếc xe bóng đẹp hơn, tránh được bụi bẩn, chất ô nhiễm bám trên bề mặt sơn.
Việc thêm lớp phủ Ceramic lên phim PPF sẽ không ảnh hưởng đến tính năng tự phục hồi của chúng. Thêm một lớp phủ trên màng bảo vệ sẽ tăng thêm hiệu quả bảo vệ bề mặt tốt nhất. Tùy thuộc vào lớp phủ và đặc tính của chúng, hiệu quả mà lớp ceramic mang đến sẽ khác nhau.
Nếu lớp phủ bị mòn, bạn vẫn có thể tận hưởng tính năng tự phục hồi đặc biệt của phim bảo vệ sơn trong suốt, như dòng phim PPF APEAX SURFACE PROTECTION (Bản cao cấp của CCC Next Gen) tại Vietnam Car Care.
21. Các điều kiện được bảo hành phim bảo vệ sơn PPF
Các trường hợp được đại lý/ trung tâm bảo hành phim bảo vệ sơn ô tô sau khi thi công như:
- Phim PPF không chống bám bẩn, bị ố vàng nhanh dưới tác động của môi trường.
- Phim PPF bị rạn nứt bề mặt.
- Phim PPF bị bong tróc và tách rời theo từng lớp.
- Phim PPF chứa bị bọt khí bên trong.
- Và một số trường hợp đặc biệt khác.
22. Dán phim bảo vệ sơn PPF có gây nóng máy khoang động cơ không?
Không! Phim PPF có độ dày khá mỏng nhưng vô cùng hữu hiệu. Chúng vừa giúp xe bảo vệ các tác nhân bên ngoài, vừa giúp tránh hấp thụ từ mặt trời và thoát nhiệt nhanh chóng ra bên ngoài.
Phim PPF TPU có độ bền rất cao, không bị nhăn nhúm khi chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ từ khoang máy truyền đến nắp capô. Bạn hoàn toàn có thể an tâm dán PPF sẽ không gây nóng máy, không ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động.
23. Học dán phim bảo vệ sơn ô tô ở đâu? Có dễ học hay không?
Học dán phim bảo vệ sơn PPF nên được đào tạo bởi các chuyên gia Detailing có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Tiếp xúc và thực chiến nhiều với mỗi dòng phim, mỗi loại xe giúp bạn nâng cao tay nghề tốt hơn.
Một trong những trung tâm đào tạo học viên dán phim bảo vệ sơn tốt nhất tại Việt Nam là trung tâm Vietnam Car Care. Tại đây, bạn sẽ được đào tạo bởi chuyên gia người Anh Mr. Ed (hơn 10 năm kinh nghiệm Detailing và là thành viên Hiệp hội Detailing Quốc tế I.D.A – International Detailing Association) cùng Mr. Peter Nguyen (CEO Vietnam Car Care).
Với khóa học dán phim bảo vệ sơn PPF trong vòng 7 ngày, bạn sẽ nắm vững kiến thức như một chuyên gia Detailing chuyên nghiệp. Số lượng xe thực hành tương đối nhiều, bạn sẽ không phải lo về vấn đề không có xe để thực hiện hoặc quá đông học viên “tranh giành” nhau xe như các trung tâm khác để thực chiến.
24. Địa chỉ dán phim bảo vệ sơn PPF uy tín tại Tp HCM
Nếu bạn đang tham khảo địa chỉ dán phim bảo vệ sơn uy tín trong nước, nói không với PPF hàng nhái, hàng kém chất lượng thì Vietnam Car Care là nơi đáng để bạn trải nghiệm và sử dụng lâu dài. Chúng tôi tự hào là đơn vị chuyên cung cấp các giải pháp bảo dưỡng và chăm sóc xe chuyên nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế IDA.
Dẫn đầu trong ngành cung cấp và đào tạo dán phim bảo vệ sơn từ năm 2018, Vietnam Car Care đã sản xuất phim PPF TPU và TPH của riêng mình dưới thương hiệu CCC Next Gen kể từ năm 2020. Bắt đầu vào năm 2024, chúng tôi hợp tác với APEAX cho ra mắt dòng Phim bảo vệ sơn xe APEAX XTREME TPU tỐt nhất thị trường, được nhiều detailer Trong nước và Quốc tế tin tưởng sử dụng với chất lượng cao.
Tổng kết
Với những thông tin hữu ích trong bài viết này, bạn sẽ có góc nhìn tổng quát về phim bảo vệ sơn ô tô PPF:
- Hiểu rõ bản chất phim bảo vệ sơn PPF.
- Hiểu được công dụng thực sự của phim bảo vệ sơn ppf.
- Phân biệt được dán PPF so với các phương pháp bảo vệ sơn khác như phủ ceramic, sealant, wax.
- Biết cách bảo vệ lớp phim bảo vệ sơn PPF tốt hơn.
- Biết được loại phim bảo vệ sơn nào nên dán và không dán.
- Tham khảo địa chỉ dán PPF và khóa đào tạo dán PPF uy tín, chất lượng.
Vietnam Car Care – Nơi dán phim bảo vệ sơn chất lượng cao tại TP HCM
Hy vọng những giải đáp hữu ích về phim bảo vệ sơn ô tô sẽ giúp bạn tháo gỡ các thắc mắc về chúng. Nếu bạn có thắc mắc những câu hỏi nào, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được giải đáp:
Địa chỉ:
- Vietnam Car Care, 1A Phú Thuận, p. Phú Thuận, Quận 7, Tp. Hồ Chí Minh
Hotline:
- 0911 811 247
- 0845 22 77 88
- 0846 22 77 88
- 0784 083 247 (Tư vấn khóa học)