Trong những năm gần đây, cuộc tranh luận giữa lớp phủ Ceramic và phủ Graphene diễn ra căng thẳng và chưa đến hồi kết. Nhiều người cho rằng phủ Graphene sẽ bền hơn so với phủ Ceramic ô tô, tuy nhiên họ không thể diễn giải tại sao chúng lại tốt hơn. Trong bài viết này, Vietnam Car Care sẽ giải thích chi tiết sự khác biệt giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô. Qua đó, giúp bạn lựa chọn hình thức bảo vệ sơn ô tô phù hợp nhất.
Phân biệt giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô
Công nghệ bảo vệ sơn Ceramic và Graphene đều tạo ra một lớp siêu mỏng liên kết trực tiếp với lớp bề mặt sơn nhằm lấp đầy các khuyết khiếm cực nhỏ. Qua đó, tạo ra một lớp siêu mịn, siêu bền để chống lại các loại chất cặn bẩn gây hại đến bề mặt sơn. Vậy khác biệt giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô là gì?
Phủ Ceramic ô tô
Thành phần chính của lớp phủ gốm là silicon dioxide (SiO2), đây là chất đề xuất chính đằng sau tính thẩm mỹ siêu bóng, kỵ nước được cung cấp bởi các lớp phủ này. Thành phần này vượt trội hơn nhiều so với sáp và polyme vì chúng không bị phân hủy nhanh chóng, mang đến một giải pháp lâu dài hơn cho những người đam mê xe hơi.
Phủ Graphene ô tô
Lớp phủ graphene được xây dựng trên nền tảng tương tự như lớp phủ Ceramic nhưng tiến thêm một bước nữa, bằng cách đưa Graphene vào hỗn hợp SiO2-TiO2. Về cơ bản, có thể gọi phủ Graphene là phủ Ceramic cao cấp. Bản chất Graphene là vật liệu được chiết xuất từ than chì và được tạo thành từ carbon nguyên chất; đây là một trong những nguyên tố quan trọng nhất trong tự nhiên với độ phổ biến rất cao.
Các nguyên tử carbon trong cấu trúc Graphene đều được xử lý để đạt đến hình dạng cao nhất, nhằm tạo ra cấu trúc tổ ong bền hơn sợi Kevlar nhưng vẫn mềm dẻo, chịu nhiệt cực tốt.
*Sợi Kevlar được ứng dụng rất nhiều trong ngành công nghiệp ô tô, là vật liệu để tạo thành lốp xe, má phanh, đệm phanh, bộ ly hợp,…
Sau khi được chuyển đổi, graphene trở thành vật liệu mỏng và bền nhất trên thế giới nhưng lại rất linh hoạt khiến chúng trở thành một sản phẩm tuyệt vời cho ngành sơn phủ ô tô. Graphene phân tán nhiệt tốt hơn và có góc tiếp xúc với nước rộng hơn Ceramic (khoảng 110-118 độ); khiến các hạt nước khó bám, ngăn chặn các vết đốm nước bẩn xuất hiện khi khô. Kết quả là tạo ra một lớp phủ bền hơn, đa tác dụng và dễ dàng thi công trên nhiều bề mặt.
Khác biệt giữa phủ Ceramic và phủ Graphene trên ô tô
Trước khi quyết định lựa chọn phủ Ceramic hay phủ Graphene, chúng tôi sẽ giải thích chi tiết những điểm mạnh giữa hai hình thức bảo vệ này. Dưới đây là một số điểm khác biệt nhất giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô:
Thành phần cấu tạo
Về công nghệ phủ Graphene, thực chất có gốc nền là Ceramic nhưng có chứa thêm than chì (Carbon) đã được xử lý để tạo thành một lớp Graphene dày bằng một nguyên tử. Lớp Graphene này được tạo thành từ các nguyên tử carbon được sắp xếp theo kiểu mạng tổ ong (tinh thể 2D) tạo thành một bề mặt gần như trong suốt với đặc tính tuyệt vời. Ở cấp độ phân tử, chúng cứng hơn thép 200 lần nhưng lại nhẹ và linh hoạt hơn gấp 6 lần.
Cũng chính vì có cấu tạo đặc biệt, thành phần Graphene được chú ý sau khi các tính chất lượng tử đặc biệt của chúng đã mang về cho Andre Geim và Konstantin Novoselov giải Nobel Vật lý năm 2010. Sau đó, Graphene mới dần được ứng dụng nhiều trong ngành chăm sóc xe ô tô kể từ năm 2020. Lớp phủ Graphene ô tô rất mỏng, linh hoạt, mềm dẻo và chịu nhiệt cực tốt. Ngoài ra, chúng chỉ hấp thụ 2% ánh sáng nên không làm ố màu lớp sơn bề mặt.
Trong khi đó, lớp phủ Ceramic có thành phần chính từ SiO2, TiO2 (là công nghệ cũ đã có từ năm 2008) nên có phần kém bền hơn nếu so sánh với lớp Graphene. Bạn có thể xem Graphene là bản nâng cấp của Ceramic.
Hầu hết mọi lớp phủ Ceramic ô tô trên thị trường đều dựa trên gốc SiO2 hoặc TiO2 hay SiC/Si3N4. Mỗi thương hiệu sẽ khác nhau về nồng độ hóa chất pha trộn nên tuổi thọ và hiệu suất của lớp phủ sẽ không giống nhau. Bất kỳ lớp phủ Ceramic nào có tên sẽ có ít nhất 5% SiO2:
- Các loại Ceramic tiêu chuẩn tốt nhất có hàm lượng SiO2 cô đặc trong khoảng 70-80%, nhưng rất khó để thi công trên ô tô.
- Các nhà cung cấp Ceramic chuyên nghiệp thường sử dụng lớp phủ Ceramic có nồng độ SiO2 từ 90 đến 97%.
- Nếu các yếu tố khác không đổi, tỷ lệ phần trăm SiO2 càng cao, lớp phủ càng bền hơn, đồng thời chi phí cũng càng tăng cao.
Độ hiệu quả
Về cơ bản, lớp phủ Graphene cung cấp một bề mặt có độ cứng 10H, cao hơn nhiều so với độ cứng 9H của các lớp phủ Ceramic tiêu chuẩn trên thị trường hiện nay. Với lớp phủ IGL Coatings Kenzo tại Vietnam Car Care, chúng tôi sử dụng công nghệ tiên tiến mang lại độ cứng lên đến 10H và tăng cường độ bền của lớp phủ, đồng thời cũng tạo ra một lớp bảo vệ chống trầy xước nhẹ.
Do bản chất Ceramic cơ bản là gốm sứ nên chúng có khả năng giữ nhiệt. Nếu xe bị ướt mưa và khô dưới trời nắng nóng, những hạt nước sẽ bắt đầu ngấm vào lớp sơn. Khi khô trên bề mặt nóng, chúng để lại những vết đốm nước bẩn.
Nhưng đối với công nghệ phủ graphene, bạn sẽ ít gặp phải hiện tượng này. Lớp Graphene trên bề mặt sơn ô tô không giữ nhiệt như lớp Ceramic. Do đó, chúng sẽ tốt hơn Ceramic trong việc ngăn chặn các đốm nước. Tuy nhiên, đó không phải là lý do duy nhất khiến công nghệ phủ Graphene vượt trội so với lớp phủ Ceramic về mặt loại bỏ các vệt đốm nước.
Khả năng chống bám nước giữa Ceramic và Graphene gần như tương đồng nhau nếu chỉ nhìn bằng mắt thường. Nhưng nếu bạn để ý kỹ, Graphene tạo ra một góc trượt cao hơn (từ 110-118 độ), cho phép nước thoát ra khỏi bề mặt nhanh ở các góc nhỏ hơn 10-15 độ. Khi đó, nước sẽ trượt ra khỏi lớp sơn ngay trước khi chúng có cơ hội bay hơi và gây hư hỏng bề mặt.
Lưu ý: Khả năng chống bám nước còn phụ thuộc vào tay nghề của người kỹ thuật viên thi công.
Độ bền giữa Ceramic và Graphene
Do có độ dày mỏng, lớp phủ Graphene rất linh hoạt và với thành phần đặc biệt bên trong, chúng ít bị nứt vi mô (vết nứt mà mắt thường không thể nhìn thấy) so với lớp phủ Ceramic. Khả năng chống trầy xước từ lớp phủ Graphene cũng vượt trội so với Ceramic ở thang bút chì đo 10H.
Lớp Graphene dù có những lợi ích hoàn toàn vượt trội nhưng chúng có một điểm yếu: Graphene rất nhạy cảm với môi trường oxy hóa cao nên có thể bị ăn mòn lớn hơn Ceramic. Đặc biệt là ở các nơi có thời tiết sương muối, hay gần biển hoặc tỉnh thành có lượng mưa nhiều.
Lưu ý: Hãy cẩn thận với lời quảng cáo của các trung tâm về lớp phủ Graphene có khả năng “tự phục hồi”. Khả năng tự phục hồi chỉ có ở lớp phim bảo vệ sơn PPF, không có ở bất kỳ lớp bảo vệ sơn khác như sáp, sealant, ceramic và ngay cả Graphene.
Độ bóng
Xét về độ sáng bóng, cả hai hình thức bảo vệ sơn như phủ Ceramic và phủ Graphene đều mang lại độ bóng rất tốt, tương đồng như nhau. Tuy nhiên, lớp phủ Ceramic có SiO2 thường mang lại bề mặt bóng mượt và màu sắc đậm hơn so với các lớp phủ Graphene.
Dù công nghệ phủ Graphene trên ô tô có nền tảng là gốc SiO2 nhưng vì pha thêm hoạt chất nên chúng có độ bóng không cao. Nếu so sánh về độ bóng, Graphene tương đồng với chất liệu SiC (loại chất liệu phủ có độ bóng kém hơn SiO2). Nguyên nhân xuất phát từ việc phải phủ nhiều lớp tráng hơn SiO2.
Những gì bạn nhìn thấy trên bề mặt xe đã phủ Graphene chính là hình ảnh phản chiếu, càng nhiều lớp tráng thì độ sâu màu sẽ ít hơn. Do đó, độ bóng của Graphene sẽ không bằng so với Ceramic cơ bản. Điều này cũng giải thích phần nào về việc Graphene có độ cứng vượt trội hơn so với Ceramic.
Tuổi thọ
Tuổi thọ của lớp phủ Ceramic tiêu chuẩn từ 1-5 năm, và với lớp phủ Graphene, chúng cũng tương tự. Nếu không chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ, tuổi thọ của chúng sẽ được rút ngắn nhanh chóng. Ngoài ra, có một số nơi cung cấp quảng cáo chất lượng lớp phủ Ceramic lẫn Graphene hơn 10 năm. Con số này hoàn toàn sai sự thật, không đúng như quảng cáo.
Độ khó khi áp dụng lớp phủ
Phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô đều yêu cầu vệ sinh đúng cách bằng cách rửa sạch kỹ, xử lý chất bụi bẩn, khử nhiễm và cuối cùng là hiệu chỉnh sơn để loại bỏ bất kỳ khuyết điểm nào như vết trầy xước nhẹ và vết xoáy xuất hiện trên bề mặt.
Dù bất kỳ lớp phủ bảo vệ sơn nào, công đoạn quan trọng nhất chính là hiệu chỉnh lớp sơn thật tỉ mỉ, cần phải được thực hiện đúng cách và toàn bộ bề mặt bên ngoài xe. Bởi vì bất kỳ vết trầy xước hoặc khuyết điểm nào còn sót lại sẽ tồn tại trong trong nhiều năm mà không biến mất như phủ sáp hay sealant chỉ sau vài lần tẩy rửa, vệ sinh xe.
Quá trình phủ Ceramic hoặc phủ Graphene đều đòi hỏi chuyên môn rất cao từ người thực hiện. Không giống như xịt phủ sealant hoặc phủ sáp, hai lớp bảo vệ Ceramic và Graphene đều cần thời gian chờ đợi khô giữa các lớp.
Kỹ thuật thực hiện không phải chỉ cần xịt và lau mà đòi hỏi đúng cách để lớp phủ đạt chất lượng tốt nhất. Về kỹ thuật phủ Ceramic hay Graphene chi tiết, chúng tôi sẽ thể hiện rõ ở bài viết khác. Nếu thiếu kinh nghiệm, bạn có nguy cơ khiến lớp sơn phủ không đều nhau, để lại những vết ố hay những vệt gợn sóng nhấp nhô trên bề mặt khiến lớp sơn không bóng đều. Vì thế, việc thực hiện sai cách đã khiến bạn phải mất thời gian loại bỏ và sau đó phủ lại lớp bảo vệ sơn. Rất tốn kém!
Bảo dưỡng sau khi phủ
Dù là phủ Ceramic hay phủ Graphene cũng đều cần phải bảo dưỡng về sau. Với khả năng chống bám bẩn, kháng hóa chất tốt nhưng sau một thời gian, các lớp phủ dần bị bào mòn bởi những tác nhân bên ngoài như nắng, mưa axit, tia cực tím có hại, chất cặn bẩn, chất ăn mòn,…
Như đã giải thích ở trên, Ceramic có phần kém bền hơn với Graphene. Do đó thời gian bảo dưỡng lớp phủ Ceramic sẽ đến nhanh hơn. Thông thường, bảo dưỡng Ceramic bắt đầu sau 12-18 tháng sau khi áp dụng lớp phủ. Đối với thời gian bảo dưỡng lớp phủ Graphene sẽ lâu hơn, nhưng thường đến sau 18 tháng.
Tuy nhiên, dù là phủ Ceramic hay phủ Graphene, nếu nhận thấy lớp phủ có phần bị bào mòn, mất đi độ bóng nhanh chóng, bạn nên bảo dưỡng chúng trước thời gian trên.
Độ phổ biến
Tại Việt Nam, lớp phủ Graphene chất lượng cao không phổ biến, rất ít cơ sở và trung tâm chăm sóc xe cung cấp.. Do phủ Graphene du nhập vào nước ta khá muộn và mới thực sự được biết đến kể từ năm 2021, nên phần lớn đa số người dùng vẫn quen thuộc với Ceramic hơn. Bên cạnh đó, chất lượng Ceramic đã được khẳng định từ lâu (hơn 10 năm), giá cả dễ tiếp cận với đa số người tiêu dùng.
Phủ Ceramic không gây hại đến người thực hiện, hoàn toàn thân thiện với môi trường. Ngược lại, phủ Graphene có ảnh hưởng đến sức khỏe người thực hiện nếu tiếp xúc lâu dài. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng graphene có các cạnh siêu sắc có thể dễ dàng xuyên qua màng tế bào, cho phép chúng xâm nhập vào tế bào và phá vỡ các chức năng bình thường của cơ thể con người.
Ngoài ra, thông qua hít thở, việc hít phải Ceramic hoặc Graphene cũng có thể dẫn đến sự tích tụ carbon trong phổi, gây ra phản ứng viêm phổi mãn tính,…
Chi phí phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô
Phủ Ceramic hay phủ Graphene ô tô đắt hơn?
Hiển nhiên, lớp bảo vệ sơn có công nghệ mới nhất hiện nay là Graphene sẽ có giá cao hơn so với phủ Ceramic vì những ưu điểm vượt trội mà chúng mang lại. Hóa chất hoạt tính trong lớp phủ graphene hiện nay rất đắt đỏ do quá trình khai thác và xử lý khó khăn. Do đó, chi phí phủ Graphene đã tăng cao để có thể sản xuất ra các lớp phủ có thành phần cao.
Trải qua hơn 10 năm có mặt trên thị trường, phủ Ceramic đã dần khẳng định chất lượng và là sản phẩm chăm sóc xe không thể thiếu đối với bất kỳ chiếc xe mới nào. Công nghệ Graphene dù đến muộn hơn nhưng đã phần nào khắc phục một số nhược điểm của lớp phủ Ceramic.
Tham khảo trên thị trường hiện nay, Ceramic có mức giá dao động từ 3-25 triệu. Trong khi đó, phủ Graphene có mức phí đắt hơn Ceramic, có mức giá dao động từ 5-35 triệu đồng.
Bảng so sánh giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô
Dựa vào những giải thích chi tiết ở trên, chúng tôi sẽ tóm tắt sự khác biệt giữa phủ Ceramic và phủ Graphene ô tô trong bảng so sánh dưới đây:
So sánh | Phủ Ceramic | Phủ Graphene |
Thành phần | Thành phần SiO2, TiO2; gốc vô cơ. | Nền tảng từ Ceramic nhưng có thêm thành phần Carbon, tạo ra dạng cấu trúc bền hơn. |
Độ bền | Không bằng lớp phủ Graphene. | Cao hơn phủ Ceramic. |
Tuổi thọ | Cao, từ 12-24 tháng trở lên. | Tương tự với công nghệ phủ Ceramic, nhưng có những tùy chọn cao hơn. |
Hiệu quả | Có thể chống trầy xước nhẹ; ngăn ngừa tình trạng oxy hóa bề mặt sơn và tia cực tím có hại; chống bám nước và các chất bẩn gây hại; dễ dàng lau rửa, vệ sinh;… | Chống trầy xước nhẹ, ngăn ngừa hấp thụ nhiệt, tia UV có hại và có khả năng kháng hóa chất mạnh hơn lớp phủ Ceramic, đặc biệt là ít để lại vệt đốm nước sau khi khô,… Ngoài ra, Graphene cách nhiệt khá tốt. |
Độ cứng tiêu chuẩn | Thấp hơn với độ cứng <10H | Cứng hơn, với độ cứng ở mức 10H |
Độ bóng | Nhỉnh hơn Graphene. | Kém hơn Ceramic. |
Độ khó khi thi công | Yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp. Áp dụng nhiều lớp phủ với thời gian chờ tương đối lâu. | Tương tự như lớp phủ Ceramic, đòi hỏi nhiều giai đoạn thực hiện kỹ lưỡng. |
Bảo dưỡng | Định kỳ 12-18 tháng/lần với việc phủ thêm các dung dịch bảo vệ Ceramic. | Do Graphene kháng hóa chất tốt hơn nên chúng tồn tại lâu hơn hầu hết các lớp phủ ceramic và ít cần bảo dưỡng hơn. |
Độ phổ biến | Phổ biến, nhiều thương hiệu để lựa chọn. | Không phổ biến tại Việt Nam, ít thương hiệu lựa chọn. Dễ gặp phải sản phẩm kém chất lượng. |
Chi phí | Trung bình. Mức giá dao động từ 3-25 triệu đồng. | Cao hơn Ceramic. Mức giá dao động từ 10-35 triệu đồng. |
Phủ Ceramic hay phủ Graphene ô tô: Nên chọn loại nào tốt nhất?
Về bản chất, phủ Graphene là một bản nâng cấp hoàn toàn mới so với Ceramic. Tuy nhiên, không phải lúc nào chất lượng của lớp Graphene cũng tốt hơn Ceramic. Điều này còn phụ thuộc vào thương hiệu cung cấp (60%) và kỹ thuật thực hiện tại nơi cung cấp (40%).
Nhiều trung tâm quảng cáo lớp phủ Graphene giá rẻ nhưng thực chất bên trong dung dịch chưa chắc đã có chứa Graphene hoặc chứa rất ít thành phần Graphene. Do đó, bạn nên cẩn thận và chú ý đến hiện tượng “treo đầu dê bán thịt chó” tại một số nơi. Phủ Graphene tương đối đắt tiền và rất khó phát hiện đâu là lớp Ceramic đâu là Graphene nếu chỉ kiểm tra đơn giản.
Theo các nhà khoa học hàng đầu, để lớp phủ graphene phát huy tác dụng (như quảng cáo của nhà sản xuất) thì hàm lượng hoạt chất tối thiểu phải đạt 30%, độ cứng khi ấy từ 9-10H. Để đạt được tối thiểu 30%, hàm lượng Graphene được pha trộn rất nhiều. Khi ấy, giá cả của dịch vụ phủ Graphene sẽ tăng lên rất cao.
Vì thế, bạn nên cẩn thận khi lựa chọn dịch vụ phủ Graphene tại một số trung tâm không đảm bảo uy tín. Hàm lượng Graphene được sử dụng tại những nơi này có thể thấp hơn 10%, thậm chí thấp hơn 1% nhưng giá cả lại không đúng như quảng cáo. Đặc biệt là những quảng cáo phủ Graphene có vòng đời hơn 8 năm.
Bên cạnh đó, kỹ thuật thi công của người thực hiện rất quan trọng vì nếu kỹ thuật phủ sai cách, không chú ý đến thời gian khô lớp phủ hoặc đơn giản là không hiệu chỉnh sơn tốt,… sẽ mang lại một lớp bảo vệ sơn không đảm bảo chất lượng. Sau một thời gian, lớp phủ dần bị bào mòn, xuống cấp và khi đó sẽ rất tốn chi phí để khắc phục.
Về câu hỏi “Nên chọn phủ Ceramic hay phủ Graphene ô tô?”, nhiều chuyên gia chăm sóc xe và đa số người yêu xe tại Việt Nam cho biết 60% chọn phủ Ceramic, 40% còn lại chọn Graphene. Dù Phủ Ceramic hiện nay đã rất phổ biến và được hầu hết chủ xe chọn làm hình thức bảo vệ sơn ô tô (ngoại trừ dán phim bảo vệ sơn PPF) nhưng cũng nên cân nhắc lựa chọn phủ Graphene.
Nếu bạn đang muốn tìm hiểu thương hiệu Ceramic cao cấp chất lượng, có tên tuổi lớn trên thị trường hiện nay, IGL Coatings là lựa chọn hàng đầu. Tại Vietnam Car Care, chúng tôi cung cấp lớp phủ Ceramic và Graphene có độ cứng 10H, thời gian bảo hành lên đến 5 năm, miễn phí phủ ceramic thêm cho các chi tiết nội ngoại thất và bảo dưỡng miễn phí nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra. Bạn có thể xem qua và trải nghiệm: Tại đây!
Vietnam Car Care – Trung tâm chăm sóc xe Detailing chuyên nghiệp
Tại Vietnam Car Care, chúng tôi thường khuyến nghị khách hàng phủ các lớp Ceramic của thương hiệu IGL Coatings, số 1 Malaysia. Lớp phủ có hàm lượng hoạt chất SiO2 cao hơn so với các đối thủ trên thị trường hiện nay. Qua thử nghiệm và những phản hồi tích cực của hơn 2000 khách hàng đã sử dụng, chúng tôi cũng nhận thấy rằng lớp phủ hoạt động hiệu quả, tồn tại lâu hơn và ít cần bảo dưỡng hơn so với các lớp phủ Ceramic khác.
Lớp phủ Ceramic gốc SiO2 đã tồn tại đủ lâu để chứng minh rằng chúng hoàn toàn có thể đứng vững trước thử thách của thời gian so với phủ Graphene, ngay cả với những người dùng khó tính nhất. Tuy nhiên, Graphene vượt trội hơn rất nhiều chỉ số khi so với Ceramic cơ bản.
Nếu bạn đang có nhu cầu phủ Ceramic cao cấp, đặc biệt là Graphene cho “xế yêu” của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Vietnam Car Care. Chúng tôi luôn cập nhật và ứng dụng các phương pháp chăm sóc xe thế hệ mới nhất, và tự hào là trung tâm hàng đầu luôn được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Địa chỉ:
- Số 1A Phú Thuận, phường Phú Thuận, Quận 7, Tp. HCM
Hotline:
- 1800 64 64 16
- 0911 811 247