Ceramic và Sealant là hai hình thức bảo vệ sơn ô tô phổ biến nhất hiện nay. Tuy nhiên, có những lầm tưởng xung quanh chủ đề này và nhiều chủ xe thường thắc mắc như: Ceramic và Sealant là gì? Nên chọn loại nào? Điểm khác biệt giữa chúng?… Trong bài viết này, Vietnam Car Care sẽ giải đáp chi tiết về những vấn đề xoay quanh giữa phủ Ceramic và phủ Sealant cho ô tô.
Phân biệt phủ Ceramic và phủ Sealant
Về cơ bản, phủ Ceramic và phủ Sealant đều tạo ra lớp bảo vệ trong suốt siêu mỏng, liên kết trực tiếp với bề mặt sơn. Qua đó, chúng tạo ra một lớp “màng bọc” siêu mịn, có độ bền cao. Cả hai hình thức bảo vệ lớp sơn ô tô này đều chống bám nước, bám bẩn, cực kỳ bóng và chống lại tia UV có hại khá tốt. Nếu nhìn thoáng qua vẻ ngoài chiếc xe, bạn rất khó có thể phát hiện đâu là phủ Ceramic, đâu là phủ Sealant. Vậy phủ Ceramic và phủ Sealant ô tô là gì?
Phủ Sealant ô tô
Sealant hay còn gọi là chất bịt kín sơn, là chất lỏng chứa thành phần polymer nhân tạo hoặc từ Acrylic và có pha thêm chất tổng hợp để tăng độ bền. Lớp Sealant dễ dàng tạo ra một “rào cản” ở cấp độ phân tử cực kỳ chặt chẽ trên bề mặt sơn ô tô, giúp chống lại các yếu tố ảnh hưởng từ bên ngoài như tia cực tím có hại, mưa axit, bụi bẩn, chất gây ô nhiễm, chất thải côn trùng, động vật,…
Mặt khác, Sealant hoàn toàn nhân tạo và không chứa thành phần tự nhiên. Thay vào đó, chúng có nguồn gốc chủ yếu là nhựa, dẫn xuất dầu mỏ và polymer. Chính những thành phần tổng hợp này giúp cho Sealant tăng cường độ bền, cho phép chúng tồn tại lâu hơn hầu hết các loại sáp xe hơi. Tuy nhiên, hiệu quả vẫn thấp hơn Ceramic.
Mặc dù lớp phủ Sealant có nguồn gốc từ hữu cơ nhưng chúng không phải là sản phẩm làm từ tự nhiên. Về cơ bản, Sealant là dạng chất tổng hợp được thiết kế để bảo vệ bề mặt ô tô đồng thời mang lại vẻ sáng bóng như gương. Tuy nhiên, chúng lại có hiệu quả không tốt khi so sánh với lớp phủ Ceramic.
Lớp Sealant trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại khác nhau như từ polymer monomer, polymer tổng hợp, polymer acrylic, polymer gốc nước,… và Sealant chứa hỗn hợp SiO2 với polymer. Ở hỗn hợp Sealant có pha thêm, nồng độ của SiO2 thấp rất nhiều hơn so với Ceramic và chúng không được gọi là lớp bán Ceramic như nhiều trung tâm quảng cáo; do bản chất lớp phủ Ceramic có nguồn gốc từ vô cơ. Vì thế, đây chỉ là một dạng Sealant đặc biệt.
Phủ Ceramic ô tô
Lớp phủ Ceramic bao gồm silicon dioxide (SiO2), hoặc silica, Titan Dioxide (TiO2), thường có nguồn gốc từ tinh thể thạch anh. Chúng được pha trộn với nhiều hóa chất khác để tạo ra một dạng chất lỏng, và khi phủ lên bề mặt sơn ô tô sẽ tạo thành một lớp cứng, trong suốt giúp bảo vệ bề mặt tốt hơn.
Được biết, công nghệ phủ Ceramic trên ô tô đã xuất hiện từ năm 2008 và trong những năm gần đây chúng đã trở nên phổ biến trong thế giới detailing. Ceramic là hình thức bảo vệ sơn phù hợp cho những người đang tìm kiếm giải pháp nào đó bền nhất có thể. Vì đơn giản, phương pháp này vượt trội hơn so với phủ Sealant và Sáp, ngay cả về tuổi thọ lẫn khả năng bảo vệ tổng thể.
Kể từ khi công bố công nghệ phủ Ceramic đầu tiên trên ô tô, các nhà sản xuất hiện nay đã cho ra mắt nhiều loại Ceramic khác nhau, giúp gia tăng tuổi thọ và khả năng bảo vệ bề mặt sơn ô tô tốt hơn.
Điểm khác biệt giữa phủ Ceramic và phủ Sealant
Phủ Ceramic và phủ Sealant đều giúp gia tăng vẻ ngoài của ô tô, mang đến khả năng bảo vệ bề mặt sơn rất tốt. Bên cạnh đó, cả hai hình thức bảo vệ này còn giúp chống bám bẩn, bám nước, ngăn ngừa oxy hóa hay chất bẩn bám gây hại đến lớp sơn. Tuy nhiên, mỗi loại đều có những thế mạnh riêng phù hợp với sở thích mỗi người. Chỉ bằng mắt thường, bạn cũng sẽ khó phát hiện ra chiếc xe nào đã phủ Ceramic hay phủ Sealant.
Với những điểm khác biệt dưới đây sẽ giúp bạn có thể hiểu được bản chất thực sự của hai phương pháp bảo vệ bề mặt sơn này.
Thành phần cấu tạo của lớp Ceramic và Sealant
Trái ngược với lớp Ceramic có nguồn gốc vô cơ, Sealant có nguồn gốc hữu cơ và một số loại lai hữu cơ-vô cơ. Thành phần Silicon dioxide (SiO2) trong Ceramic tạo ra mọi sự khác biệt nếu so sánh với Sealant. Với hơn 10% SiO2, chúng có khả năng bảo vệ bề mặt tốt hơn con số >1% ít ỏi của Sealant (loại Sealant có pha thêm SiO2). Qua đó, đẩy Ceramic lên vị trí hàng đầu trong việc lựa chọn các sản phẩm bảo vệ sơn xe.
Thành phần SiO2 cao này giúp mang lại cho ô tô lớp bóng “ướt”rõ ràng và mang lại khả năng bảo vệ kéo dài hơn gấp nhiều lần so với Sealant. Ngoài ra, vì mật độ SiO2 tập trung cao tạo thành một mối liên kết chặt chẽ, khả năng chống trầy xước của Ceramic tốt hơn hẳn Sealant.
Ở Sealant thường có thành phần Polymer, nhựa hoặc silicon; trong đó:
- Silicon rất loãng, dễ bay hơi để tạo độ bóng và độ bền. Bên cạnh đó, phần amino của silicone nhằm giúp silicone liên kết vật lý vào bề mặt sơn.
- Thành phần nhựa là một loại polymer có thể tan chảy hoặc hòa tan trong các dung môi cụ thể. Điều này cũng nói lên đến độ bền của lớp Sealant so với Ceramic.
Độ bền
Do đặc tính đóng rắn cao với mật độ liên kết dày, khi lớp Ceramic được phủ lên bề mặt sẽ mang lại độ bền cao, giúp ngăn chặn tia cực tím có hại, chất gây ô nhiễm môi trường và chất tẩy rửa mạnh ảnh hưởng xấu đến bề mặt sơn tốt hơn nhiều so với lớp Sealant. Mặt khác, do có nguồn gốc từ hữu cơ, lớp sealant thường dễ bị rửa trôi sau một thời gian ngắn.
Ở lớp phủ Ceramic, chúng còn có một chức năng đặc biệt mà lớp Sealant không có, chính là khả năng chống trầy xước ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, mức độ chống trầy xước của lớp Ceramic không thể bằng so với phim bảo vệ sơn PPF.
Như đã đề cập ở trên, lớp sealant được chia làm 2 loại chính: loại truyền thống và loại có pha thêm chất tổng hợp. Với lớp phủ Sealant truyền thống, chúng sẽ có độ bền lâu hơn so và không dễ bị rửa trôi nhanh so với loại Sealant đặc biệt pha thêm hợp chất SiO2.
Tuổi thọ
Vì phủ Ceramic là công nghệ hiện đại nhất ngày nay với thành phần cấu tạo đặc biệt nên chúng sẽ có tuổi thọ cao hơn nhiều khi phủ sealant.
Độ bền của lớp phủ Ceramic khá lâu từ 2-5 năm, tùy thuộc vào cách bạn bảo dưỡng. Trong khi đó, thông thường lớp phủ Sealant chỉ có độ bền từ 4-6 tháng trở lên và tối đa chỉ khoảng 12 tháng.
Độ khó khi áp dụng lớp phủ trên bề mặt lớp sơn
Khi so sánh với phương pháp phủ sáp xe hơi truyền thống, cả lớp phủ ceramic và sealant đều khó áp dụng hơn.
Khi phủ Sealant, bạn cần đảm bảo độ bám dính đầy đủ giữa lớp phủ và bề mặt sơn bằng cách loại bỏ tất cả các chất gây ô nhiễm như hạt sắt, bụi bẩn, dầu mỡ, bụi và hắc ín khỏi xe. Sau khi lớp Sealant đã được bôi đều lên lớp sơn ô tô, bạn cần để yên trong khoảng 40-60 phút trước khi loại bỏ cặn sealant dư thừa bằng khăn microfiber.
Trong khi đó, kỹ thuật phủ Ceramic sẽ khó hơn phủ Sealant. Áp dụng một lớp phủ Ceramic đòi hỏi người thợ thi công có kỹ thuật tốt, biết cách căn chỉnh thời gian cho từng lớp Ceramic. Bạn nên nhớ rằng, phủ Ceramic đòi hỏi nhiều lớp phủ trên bề mặt nhưng chỉ từ 3-4 lớp. Trong thời gian phủ từng lớp Ceramic, bắt buộc phải chờ đợi khô từng lớp phủ.
Nếu bạn chưa biết tại sao phủ ceramic tối đa chỉ 4 lớp, bạn có thể tìm hiểu trong bài viết này.
Bên cạnh đó, hiệu chỉnh sơn là quá trình bắt buộc trước khi phủ Ceramic và phủ Sealant để tăng cường chất lượng lớp bảo vệ. Không giống như phủ Sealant hiệu chỉnh bề mặt đơn giản như việc loại các chất bẩn ra khỏi bề mặt sơn, các khuyết tật sơn như vết mờ, vết xoáy, quần xoáy xước trước khi phủ Ceramic cần phải được làm sạch triệt để bằng máy đánh bóng nhằm gia tăng độ bóng và độ sáng cho lớp sơn.
Trong quá trình phủ Ceramic, mức nhiệt độ tốt nhất trong phòng thi công theo khuyến cáo của các chuyên gia phủ Ceramic hàng đầu thế giới là 15-25 độ C. Khi phủ Ceramic, không bao giờ được thực hiện trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời, chỉ thực hiện trong phòng thi công chuyên biệt. Đối với phủ Sealant, bạn có thể áp dụng lớp phủ ở môi trường bên ngoài, miễn là không có bụi, mức nhiệt độ không quá cao (thường dưới 30 độ C) và không có ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào xe.
Chưa dừng lại, sau khi phủ ceramic, bề mặt sơn không được tiếp xúc với dầu mỡ hoặc nước trong 1-2 ngày để đảm bảo lớp bảo vệ sơn được bảo dưỡng đúng cách. Đối với phủ Sealant, chỉ cần 2 tiếng sau khi thực hiện, bạn có thể sử dụng ngay chiếc xe mà không gặp vấn đề gì.
Tóm lại, lớp phủ ceramic khó áp dụng hơn. Đó là lý do tại sao chúng thường được áp dụng bởi các kỹ thuật viên Detailing chuyên nghiệp. Tuy nhiên, phủ Ceramic có thể được thực hiện tại nhà nếu bạn có điều kiện lý tưởng và biết cách sử dụng chúng đúng cách.
Bảo dưỡng sau khi phủ lớp bảo vệ sơn
Đối với lớp phủ Ceramic, quá trình bảo dưỡng nên được thực hiện sau 12-18 tháng/lần bằng cách sử dụng bình xịt phủ dưỡng để duy trì độ bóng sâu và ổn định hiệu quả.
Bên cạnh đó, phủ Ceramic không cần phải đánh bóng sau khi xe đã áp dụng lớp phủ. Sau 2 năm kể từ khi phủ Ceramic, bạn nên tiến hành kiểm tra lớp phủ tại trung tâm mà bạn đã thực hiện. Nếu lớp phủ có dấu hiệu bắt đầu hao mòn dần, bạn nên tiến hành xem thời gian bảo hành lớp phủ. Nếu còn thời gian bảo hành, đừng ngần ngại đưa xe đến để phủ dưỡng lại lớp Ceramic.
Tại Vietnam Car Care, chúng tôi có chính sách bảo hành lớp phủ Ceramic lên đến 5 năm và miễn phí bảo dưỡng hoặc phủ lại lớp Ceramic khi có bất kỳ vấn đề nào xảy ra.
Đối với lớp Sealant, chúng rất dễ bị rửa trôi sau một thời gian ngắn. Và do cấu tạo từ gốc hữu cơ, chúng rất dễ bị bào mòn bởi các yếu tố ảnh hưởng từ môi trường như mưa axit, hơi muối, sương muối, bùn đất, côn trùng, phân chim… Để bảo dưỡng lớp sealant, bạn nên phủ lại một lớp mới sau 6 tháng (tùy tình trạng bề mặt).
Độ bóng
Nhìn chung, có rất ít sự khác biệt giữa độ bóng của lớp phủ ceramic và lớp phủ sealant nếu chỉ quan sát bằng mắt thường. Cả hai hình thức này đều tạo ra độ sáng bóng rất cao. Tuy nhiên, để chiếc xe bóng đẹp nhất sau khi áp dụng bất kỳ lớp phủ nào, bề mặt cần phải được hiệu chỉnh sơn tốt nhất.
Nếu lớp nền sơn xe xuất hiện bất kỳ vết trầy xước nhỏ nào thì quá trình áp dụng lớp phủ sẽ không đạt chất lượng tốt nhất. Lớp sơn khi ấy sẽ không bóng bẩy, bề mặt có những gợn sóng, gồ ghề do bụi bẩn còn sót lại. Nếu bạn muốn có lớp hoàn thiện tốt nhất có thể, bạn cần đảm bảo rằng lớp sơn được sửa chữa đúng cách nếu cần. Điều này chỉ có thể thực hiện bằng cách hiệu chỉnh sơn.
Theo đánh giá của chúng tôi, xét về độ bóng của hai phương pháp phủ ceramic và phủ Sealant, chúng gần như tương tự nhau nếu chỉ nhìn bằng mắt thường.
Chi phí
Lớp phủ Ceramic thông thường đắt hơn so với sealant. Trung bình phủ ceramic có giá dao động từ 3-20 triệu đồng. Trong khi đó, phủ Sealant có giá rẻ hơn rất nhiều lần, thường dao động từ 3 triệu đồng trở xuống. Một số lớp phủ Ceramic thậm chí còn đắt hơn nếu bạn chọn loại bền nhất và cần áp dụng một cách chuyên nghiệp.
Lớp phủ Ceramic thường tồn tại lâu hơn so với Sealant nên có thể xem đây là một khoản đầu tư hợp lý nhất.
Tham khảo giá phủ Ceramic thương hiệu IGL Coatings tại Vietnam Car Care: Chỉ từ 5 triệu đồng.
Có thể kết hợp phủ ceramic và phủ Sealant với nhau không?
Không, bạn không thể kết hợp cả hai lớp phủ Ceramic và phủ Sealant với nhau. Cả hai lớp bảo vệ sơn này đều không phù hợp để có thể xếp chồng lên nhau vì thành phần cấu tạo của chúng tương khắc nhau.
Không giống như lớp sáp, sáp có thể kết hợp lẫn lớp ceramic hoặc lớp sealant. Nếu phủ thêm một lớp ceramic/sealant trên bề mặt đã có một trong hai lớp trên, bạn đang phí tiền và hạn chế đi khả năng của chúng.
Về bản chất, cả hai lớp Ceramic và Sealant đều khá trơn nên bạn không thể thi công cùng nhau trên bề mặt. Để phủ Ceramic hoặc Sealant, cần phải hiệu chỉnh bề mặt sơn, đảm bảo không còn chất cặn bẩn và chỉ thực hiện thi công khi bên dưới nền sơn không có bất kỳ lớp phủ bảo vệ nào khác.
Khi nào nên phủ Ceramic hay phủ Sealant ô tô?
Nhìn chung, phủ Ceramic sẽ là lựa chọn tốt hơn đối với những người thích lớp bảo vệ sơn bóng bền đẹp trong thời gian dài hơn so với phủ Sealant. Tuy nhiên, không có nghĩa là lớp sealant không phổ biến và không có tác dụng tương tự.
Chẳng hạn, lớp phủ Sealant chất lượng cao được ưa chuộng hơn đối với những người không có nhiều thời gian chăm sóc xe mà vẫn muốn lớp sơn bóng đẹp, thay vì sử dụng lớp sáp rất dễ bị biến chất sau một vài tuần. Chi phí phủ Sealant tương đối thấp so với ceramic, và do đó nhiều người lựa chọn chúng hơn vì có thể áp dụng nhiều lần, không mất quá nhiều thời gian thi công lớp phủ.
Tương tự với lớp phủ Ceramic, lớp sealant cũng cung cấp mức độ bóng tương đồng. Ngược lại, ceramic là sản phẩm được lựa chọn bởi nhiều khách hàng sở hữu những dòng xe tầm trung trở lên. Họ mong muốn có độ bóng hoàn hảo, khả năng bảo vệ, chống bám nước, bám bẩn, ngăn ngừa tia cực tím có hại làm phai màu sơn và chống trầy xước nhẹ mà lớp Sealant không có trong thời gian dài. Đặc biệt không phải mất thời gian chờ thực hiện nhiều lần như phủ Sealant.
Bảng so sánh giữa phủ Ceramic và phủ Sealant ô tô
Những thông tin trong bảng so sánh dưới đây sẽ làm sáng tỏ hai hình thức bảo vệ sơn Ceramic và Sealant; giúp bạn hiểu rõ hơn về loại nào phù hợp nhất:
So sánh | Phủ Ceramic | Phủ Sealant |
Thành phần | SiO2, TiO2; gốc vô cơ. | Polymer; gốc hữu cơ hoặc lai giữ hữu cơ và vô cơ. |
Độ bền | Cao. | Thấp. |
Tuổi thọ | Cao. Từ 12-24 tháng trở lên. | Thấp. Từ 4-6 tháng trở lên, tối đa 1 năm. |
Hiệu quả | Chống trầy xước nhẹ; ngăn ngừa tình trạng oxy hóa bề mặt sơn và tia cực tím có hại; chống bám nước và các chất bẩn gây hại tốt hơn phủ Sealant; dễ dàng lau rửa, vệ sinh;… | Không chống và hạn chế trầy xước; hiệu quả chống bám nước, bám bẩn, ngăn ngừa tia UV có hại,… kém hơn so với phủ Ceramic. |
Độ bóng | Mang lại độ bóng bề mặt tốt. | Kém hơn so với Ceramic. |
Độ khó khi thi công | Yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp. Áp dụng nhiều lớp phủ với thời gian chờ tương đối lâu. | Không yêu cầu nhiều kỹ thuật thi công chuyên nghiệp. Thời gian phủ Sealant nhanh hơn phủ Ceramic. |
Bảo dưỡng | Định kỳ 12-18 tháng/lần với việc phủ thêm lớp bảo vệ Ceramic. | Định kỳ 6 tháng/lần, phủ lại lớp Sealant do chúng thường bị bào mòn bởi các tác nhân bên ngoài và môi trường. |
Độ phổ biến | Phổ biến nhất hiện nay. Công nghệ mới, được nhiều người tin dùng. | Phổ biến thấp. Công nghệ cũ. |
Chi phí | Trung bình. Mức giá dao động từ 3-20 triệu đồng | Thấp. Mức giá từ 3 triệu đồng trở xuống. |
Phủ Ceramic vs Phủ Sealant: Loại nào tốt hơn?
Cả hai phương pháp bảo vệ sơn ô tô như phủ Ceramic và phủ Sealant đều giúp bảo vệ sơn tốt hơn, ngăn chặn và chống lại các tác nhân của môi trường gây ảnh hưởng xấu đến vẻ ngoài chiếc xe. Thế nhưng, hiệu quả và chi phí thi công của mỗi loại sẽ khác nhau. Do đó, rất nhiều chủ xe hiện nay đang phân vân giữa lựa chọn phủ ceramic và phủ Sealant cho ô tô.
Dựa trên bảng so sánh giữa phủ Ceramic và phủ Sealant ở trên, có thể bạn nhận định rằng lớp phủ ceramic là lựa chọn tốt nhất. Tuy nhiên, lớp sealant không hoàn toàn “lép vế”.
Nếu chúng tôi là một chủ xe yêu thích việc chăm sóc xe, chúng tôi sẽ chọn sealant hơn là ceramic vì quá trình phủ và bóc lớp sealant dễ dàng hơn. Do đó, lớp sơn xe luôn có độ bóng đẹp thường xuyên. Sealant có chi phí thấp hơn so với Ceramic, bạn có thể kết hợp thêm với lớp sáp để chiếc xe sáng bóng hơn. Sáp có thể phủ dễ dàng trên lớp Sealant mà không gặp bất cứ vấn đề nào.
Tuy nhiên, nếu bạn là một chủ xe thường xuyên di chuyển, không muốn dành quá nhiều thời gian trong việc chăm sóc xe thì lớp phủ Ceramic là lựa chọn hợp lý nhất. Nếu bạn muốn có mức độ sáng bóng và khả năng bảo vệ lớp sơn xe cao nhất có thể, hãy lựa chọn lớp phủ Ceramic thay vì Sealant.
Quá trình bảo dưỡng Ceramic cũng rất dễ dàng, trong khi đó cứ 4-6 tháng/lần bạn bắt buộc phải phủ lại lớp Sealant. Sau 2-5 năm, lớp Ceramic mới dần hết tác dụng và việc phủ lại so với chi phí đầu tư một lần hoàn toàn xứng đáng với số tiền bỏ ra khi bạn không gặp bất cứ rắc rối nào trong việc lắp đặt lẫn chăm sóc xe sau này.
Với những thông tin mà Vietnam Car Care đã tổng hợp ở trên, lớp phủ Ceramic đã nắm chắc phần thắng giữa lựa chọn “lớp phủ nào tốt hơn?”. Bạn không chỉ có được vẻ ngoài tuyệt vời cho chiếc xe mà còn có được sự bảo vệ tốt cho lớp sơn. Phủ Ceramic không những tiết kiệm túi tiền tránh khỏi rửa xe thường xuyên mà chúng còn giúp lớp sơn xe bền bỉ theo thời gian để chống chọi với mọi điều kiện thời tiết; là giải pháp hoàn hảo cho những chiếc xe thường xuyên sử dụng.
Vietnam Car Care – Chuỗi trung tâm chăm sóc xe hơi chuyên nghiệp
Mong rằng những kiến thức trong bài viết “Phủ Ceramic và phủ Sealant” sẽ hữu ích với bạn. Dù là phủ Ceramic hay phủ Sealant, cả hai con đường khác nhau này dẫn đến cùng một đích đến. Đó là bảo vệ bề mặt bên ngoài xe của bạn.
Nếu bạn đang có nhu cầu phủ Ceramic cho “xế yêu” của mình, đừng ngần ngại liên hệ với Vietnam Car Care. Chúng tôi luôn cập nhật và ứng dụng các phương pháp chăm sóc xe thế hệ mới nhất, và tự hào là trung tâm hàng đầu luôn được rất nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng dịch vụ.
Địa chỉ:
- Số 1A Phú Thuận, Quận 7, Tp. HCM
Hotline:
- 1800 64 64 16
- 0911 811 247