Không có gì ngạc nhiên khi việc vệ sinh nội thất ô tô đòi hỏi nhiều công sức và thời gian hơn so với vệ sinh ngoại thất xe. Khoang nội thất bị bẩn và bám nhiều mùi hôi sẽ ảnh hưởng rất lớn đến trải nghiệm của người ngồi bên trong. Vì vậy, hiểu và nắm bắt được những kinh nghiệm vệ sinh nội thất xe ô tô theo từng vị trí dưới đây sẽ giúp bạn chăm sóc xế yêu tốt hơn.
Các vị trí nội thất ô tô cần phải vệ sinh
Nếu bạn chưa biết bắt đầu từ đâu, chúng sẽ bật mí cho bạn 7 kinh nghiệm vệ sinh nội thất ô tô theo từng vị trí, giúp bạn chăm sóc ô tô hiệu quả như một kỹ thuật viên detailing chuyên nghiệp:
Ghế ngồi
Ghế da ô tô rất dễ bị vấy bẩn dưới tác động của con người. Do tiếp xúc thường xuyên với nhiệt độ, quần áo (vải Jean), và mồ hôi sẽ ảnh hưởng đến bề mặt ghế khiến màu da xỉn màu, ố vàng, lâu ngày bị nấm mốc, bốc mùi.
Mỗi loại ghế cần có loại dung dịch vệ sinh phù hợp (nỉ hoặc da). Với ghế da, bạn nên sử dụng loại dung dịch không chứa nhiều hóa chất tẩy rửa mạnh để tránh làm hỏng da ghế. Có thể sử dụng axeton để giúp da ghế được mềm mại, không bị phai màu, xuống cấp.
Chú ý đến những lỗ thủng, chỗ trầy xước trên ghế khi xịt dung dịch vệ sinh bề mặt. Lượng hóa chất dư thừa xâm nhập vào sâu trong các lỗ nhỏ này sẽ khiến phần da ghế xung quanh bị nhăn, lão hóa và ảnh hưởng đến phần lót mút bên dưới ghế.
Cẩn thận hơn, bạn nên xịt dung dịch vào khăn ướt rồi mới lau bề mặt ghế. Vì nếu xịt trực tiếp, hóa chất có thể thấm xuống gây hư hỏng ghế. Khi nhận thấy lớp da bên dưới bắt đầu sủi bọt, hãy dùng khăn sợi nhỏ khô để lau sạch chất bẩn.
Để loại bỏ vết bẩn cứng đầu, bạn nên dùng cọ mềm hoặc khăn lau vi sợi nhằm tránh trầy xước. Đặc biệt với loại ghế nỉ, sau khi xịt hoặc lau bằng khăn ướt, bạn nên hút và làm khô ghế nhanh chóng để tránh bị mốc ghế.
Sau khi làm sạch bề mặt da ghế, tiến hành hút bụi toàn bộ ghế. Với loại máy hút bụi, bạn nên chọn những loại máy chuyên dụng có trang bị bộ lọc bụi nhỏ HEPA, có khả năng hút được chất lỏng còn sót lại trong ghế.
Bước cuối cùng sau khi vệ sinh là phủ dung dịch dưỡng da ghế làm bóng ghế, hạn chế xỉn màu. Nếu bạn đang tìm đến sản phẩm phủ dưỡng da ghế, bạn có thể tham khảo dung dịch CCC Restore của chúng tôi với nhiều tính năng ưu việt.
Xem thêm: Những điều cần biết về vệ sinh nội thất ô tô
Dây đai an toàn
Khi vệ sinh dây đai, nên sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và lưu ý không dùng giấm hay thuốc tẩy. Hai chất tẩy rửa này có chứa nồng độ axit cao, có thể ảnh hưởng đến chất lượng của dây đai.
Trong quá trình vệ sinh dây đai, bạn nên cố định dây đai bằng kìm kẹp để tránh dây di chuyển. Khi cọ rửa dây đai nên sử dụng bàn chải cọ theo chiều của thớ dây. Chú ý, không nên cọ rửa theo hình vòng tròn, không chỉ cọ rửa những chỗ bị bẩn hoặc chà sát quá mạnh. Sau khi cọ rửa, sử dụng khăn lau khô dây đai, tránh để ẩm mốc dây đai.
Nếu bạn có máy rửa cao áp mini tại nhà, có thể kéo dài dây đai ra bên ngoài và cố định bằng cánh cửa để xịt nước áp lực cao. Trong quá trình làm khô dây đai, chú ý không sử dụng máy sấy để làm khô vì có thể ảnh hưởng đến kết cấu của dây đai. Nên để khô dây đai tự nhiên trong một khoảng thời gian trước khi sử dụng.
Thảm trải sàn
Tùy thuộc vào loại thảm trải sàn, phương pháp vệ sinh sẽ khác nhau. Khi loại bỏ đất cát bám trên nền thảm, chú ý đến loại thảm để áp dụng cách xịt nước áp lực cao (thảm cao su). Với loại thảm nỉ hoặc vải, bạn có thể sử dụng dung dịch vệ sinh thảm như CCC Multi Purpose Prewash hoặc xà phòng chuyên dụng để làm sạch thảm. Khi giặt thảm nỉ hoặc vải thông thường nên rửa theo một chiều cố định để tránh bị xù vải.
Cửa sổ, kính chắn gió, kính chiếu hậu
Nếu kính, cửa sổ bên trong bám nhiều bụi bẩn, mảng bám lớn, bạn không nên dùng dung dịch tẩy rửa đa năng mà phải sử dụng nước kính chuyên dụng. Dung dịch tẩy rửa đa năng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kính, làm kính bị ố, bị xỉn màu, có thể gây mờ kính ảnh hưởng đến tầm nhìn của người lái.
CCC Glassy là nước rửa kính tốt nhất mà chúng tôi sử dụng trong quá trình vệ sinh cửa sổ, kính chắn gió, kính chiếu hậu, không làm ảnh hưởng đến chất lượng của kính.
Trước khi xịt nước rửa kính hoặc khi lau bề mặt, bạn nên loại bỏ những mảng bám, bụi bẩn bám bên dưới ron cao su cửa kính. Nên lau kính theo chiều kim đồng hồ, đúng kỹ thuật theo 1 chiều dọc/ ngang. Chú ý nên đổi bề mặt khăn để lau sạch bề mặt, tránh để bụi bẩn tích tụ nhiều trong một mặt khăn, và tránh vấy bẩn lên những vùng khác.
Sau khi vệ sinh kính, nếu kỹ lưỡng hơn, bạn có thể phủ thêm lớp phủ nano để bảo vệ bề mặt kính, giúp làm sáng bóng, tránh xỉn màu kính.
Cửa gió điều hòa
Theo thời gian, bụi bẩn có thể tích tụ trong lỗ thông hơi của hệ thống điều hòa ô tô. Nếu không thường xuyên vệ sinh, chúng sẽ khiến không khí trong xe dần trở nên ô nhiễm và tạo ra môi trường thuận lợi để nấm mốc phát triển. Do đó, việc vệ sinh lỗ thông hơi, cửa gió điều hòa cần phải được thực hiện thường xuyên trong khoảng thời gian từ một hoặc hai lần một tháng hoặc nhiều hơn nếu cần thiết.
Có nhiều phương pháp vệ sinh cửa gió điều hòa và mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm khác nhau. Tùy từng trường hợp mà bạn nên cần nhắc sử dụng các phương pháp vệ sinh cửa gió điều hòa.
Bạn có thể sử dụng giấm trắng pha loãng với nước ấm kết hợp cọ rửa để tẩy sạch bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc ở các lỗ thông hơi, khe cửa gió. Hoặc bạn có thể sử dụng chất tẩy rửa, nhưng lưu ý khi sử dụng tránh để dung dịch bám vào các chi tiết nhựa nhám bên trong xe. Cuối cùng, dùng khăn microfiber lau khô các lỗ thông hơi để đảm bảo không còn chất bẩn hoặc dung dịch còn sót lại.
Cách tốt nhất là sử dụng dung dịch vệ sinh chuyên dụng, không làm ảnh hưởng đến nhựa nhám, da ghế. Một số trường hợp không vệ sinh lâu ngày, mảng bám, nấm mốc bám chặt trong khe kẽ hở khiến bạn khó tẩy rửa, dù đã sử dụng dung dịch chuyên dụng. Giải pháp tiếp theo là sử dụng máy hấp hơi để làm mềm vết bẩn trên và dùng cọ để chà sạch chúng.
Một số cách làm đặc biệt ở trên bạn khó có thể thực hiện tại nhà do không đủ thiết bị và sản phẩm chuyên dụng. Khi nhận biết mùi hôi trong điều hòa ô tô, với trường hợp nhẹ có thể vệ sinh sơ tại nhà. Tuy nhiên khi gặp phải vấn đề nặng hơn, xế yêu nên được đưa đến trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp như Vietnam Car Care.
Chi tiết nhựa cứng
Các phần nhựa cứng trên xe như bảng điều khiển, taplo, vô lăng, cốc đựng nước, hộc chứa đồ, khe cửa, tapi cửa, khung ghế,… dễ bị xỉn màu, bạc màu và thường xuyên tiếp xúc với nhiều mối nguy hại từ bên ngoài như vi khuẩn, nấm mốc, bụi bẩn, bụi mịn, tia cực tím UV gây hại,… Do đó, bạn cần phải làm sạch bề mặt kỹ lưỡng, lấy lại “sức sống” cho các chi tiết này.
Trước khi tiến hành xịt khử khuẩn, bạn nên dọn sạch các đồ dùng cá nhân, rác thải hoặc mảnh vụn trên xe trước khi hút bụi toàn bộ nội thất để loại bỏ bụi bẩn trên bề mặt. Ngoài ra, nếu đã tiến hành hút bụi, bạn có thể sử dụng thêm chổi lông mềm để quét sạch cặn bẩn bám trên bề mặt, ngóc ngách còn sót lại. Sau đó, xịt dung dịch làm sạch bề mặt chuyên dụng (CCC Interior Cleaner) để làm mềm chất bẩn và lau lại bằng khăn microfiber.
Khi tiến hành xịt dung dịch tẩy rửa bất kỳ bề mặt nào, bạn phải cẩn thận vì có thể làm hỏng các thiết bị điện tử. Chuẩn bị sẵn khăn khô chất lượng tốt để làm khô bề mặt sau khi vệ sinh. Ngoài ra, bạn không nên phun quá nhiều dung dịch. Thay vào đó, hãy xịt một cách tiết kiệm hoặc xịt trực tiếp lên khăn vi sợi.
Trong quá trình xịt dung dịch vệ sinh, bạn nên thấm dung dịch vào khăn và lau ướt bề mặt. Chú ý không nên xịt trực tiếp dung dịch lên chi tiết nhựa vì có thể để lại những vết đốm sau khi khô. Do đó, lau bề mặt bằng khăn ướt sẽ tránh để lại vết đọng nước.
Bước cuối cùng sau khi hút bụi và làm sạch bề mặt, bạn nên xịt thêm lớp phủ dưỡng nhựa nhám CCC Restore giúp tránh bị phai màu, tăng độ bóng.
Trần xe
Trần xe ô tô thường có cấu tạo 3 lớp theo thứ tự: Lớp gỗ, lốp xốp, lốp vải/ nhựa. Do trần được bọc bằng chất liệu mùi vải nỉ nên chúng khó vệ sinh hơn các loại da, nhựa thông thường. Vải nỉ rất dễ bám bụi, ám hôi của thuốc lá, mồ hôi, thực phẩm,… Theo thời gian, trần nỉ dần bị xỉn màu, loang ố bẩn và có mùi hôi khó chịu.
Trong dịch vụ vệ sinh nội thất ô tô, trần nỉ thường được hút bụi trước và sau đó kỹ thuật viên sẽ cân nhắc tình trạng trần nỉ để tiến hành phương pháp làm sạch phù hợp. Chất liệu vải nỉ rất dễ bị ẩm mốc nếu không được làm khô kỹ khi vệ sinh bằng chất tẩy rửa.
Đối vơi các vết bẩn nhỏ, ít mùi hôi:
- Sử dụng một miếng vải nhỏ, bàn chải mềm và chất tẩy rửa chuyên dụng để loại bỏ chúng. Tuy nhiên, trong quá trình rửa nên tránh làm ướt nhiều đến lớp nỉ vì có thể làm hỏng lớp keo dán liên kết các lớp bên trong.
- Chọn đúng chất tẩy rửa gốc dầu hoặc gốc nước tùy thuộc vào chất làm bẩn trần xe. Đối với vết bút mực, bút màu, dầu mỡ và đồ trang điểm, bạn có thể kết hợp cồn pha loãng với dung dịch pha sơn để tẩy sạch. Đối với vết bẩn từ nước ngọt hoặc cà phê, bạn có thể sử dụng giấm trắng, xà phòng lỏng và nước ấm để loại bỏ chúng.
Đối với những vết bẩn lớn, nhiều mùi hôi:
- Để làm sạch tổng quát trần xe với những vết mảng bẩn lớn hơn, bạn nên sử dụng dịch tẩy rửa chuyên dụng, an toàn với trần xe như CCC Interior với bàn chải mềm. Sau khi dung dịch thấm vào các vết bẩn, hãy sử dụng bàn chải mềm để làm sạch nhẹ bề mặt của trần xe. Tuy nhiên, nên tránh xịt nhiều dung dịch và chà xát mạnh lên lớp vải nỉ. Sau khi vệ sinh, bạn nên sử dụng máy sấy khô để rút sạch nước bám trên trần nỉ.
- Nếu trần xe hấp thụ quá nhiều mùi hôi và nhiều vết bẩn loang ố, phương án cuối cùng để loại bỏ triệt để chính là sử dụng máy làm sạch bằng hơi nước. Tuy nhiên, cách này có thể làm mất đi lớp keo, làm hỏng lớp nỉ.
Quá trình vệ sinh trần xe tại nhà tốn nhiều thời gian, công sức và nếu không cẩn thận, bạn có thể làm hỏng lớp nỉ bên trên. Do đó, nếu trần xe bám nhiều bụi bẩn và có mùi hôi khó chịu, bạn nên đưa “xế yêu” đến trung tâm chăm sóc xe chuyên nghiệp.
Tại Vietnam Car Care, chúng tôi không chỉ làm sạch bằng cách thủ công mà còn tiến hành sử dụng máy khử mùi diệt khuẩn chuyên dụng C-Airfog công nghệ cao từ Hàn Quốc.
Vietnam Car Care – Trung tâm chăm sóc xe Detailing cao cấp
Hy vọng với những kiến thức trong bài viết “7 Kinh nghiệm vệ sinh nội thất ô tô theo từng vị trí cho người mới bắt đầu” sẽ hữu ích với bạn trong quá trình chăm sóc “xế yêu”. Tại trung tâm chăm sóc xe detailing cao cấp Vietnam Car Care, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong việc vệ sinh nội thất ô tô.
Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn:
Địa chỉ:
Hotline:
- 1800 64 64 16
- 0911 811 247