Khử mùi xe ô tô: Nguyên nhân, cách khử và phương pháp giúp xe luôn thơm

Hầu hết mọi người đều thích “mùi xe mới” khi mở cửa và bước vào ca-bin xe. Tuy nhiên, theo thời gian, loại mùi dễ chịu này sẽ giảm dần đi và thay vào đó là mùi không khí mang nhiều vi khuẩn, nấm mốc gây hại khiến người ngồi bên trong cảm thấy khó chịu.

Làm thế nào để loại bỏ mùi hôi đó. Dưới đây là những kinh nghiệm khử mùi xe ô tô cực kỳ đơn giản, ai cũng có thể thực hiện.

Các nguyên nhân khiến ô tô có mùi hôi khó chịu

Mùi hôi khó chịu luôn là nỗi ám ảnh của nhiều hành khách, gây ra nỗi sợ hãi mỗi khi bước lên xe. Ói mửa, khó thở, hắt hơi, nghẹt mũi,… là những biểu hiệu thường thấy nếu xe có nhiều mùi hôi, ẩm mốc. Dù chủ xe có thường xuyên vệ sinh nhưng họ cũng không thể tránh khỏi những nguyên nhân gây ra mùi hôi sau đây: 

Nguyên nhân chủ quan

Một trong số nguyên nhân chính gây ra mùi hôi trên xe đến từ thói quen ăn uống, hút thuốc của người ngồi trên xe, khiến môi trường không khí bên trong xe ngày một ô nhiễm nặng. 

Hút thuốc lá là thói quen khó bỏ phần lớn của nhiều tài xế. Chất nicotin gây nghiện là “liều thuốc thần dược” giúp cho họ tập trung cao độ trong việc lái xe. Việc thản nhiên mở cửa sổ và hút thuốc trong ô tô khi không có hành khách, đặc biệt là trẻ con tưởng chừng vô hại nhưng hóa ra lại có hại gấp 3 lần bình thường.

khu mui xe o to 2

Dù có mở cửa sổ, hơi khói thuốc cũng sẽ bám một phần da nội thất làm từ chất liệu nhung nỉ, hệ thống điều hòa,… rất khó bay hơi. Lâu ngày tích tụ dần khiến các bề mặt tiếp xúc bị ố vàng, bốc mùi khét, hôi, làm giảm độ bền của nội thất.

Thói quen ăn uống của nhiều hành khách hay tài xế trên xe không bao giờ chấm dứt. Dù có mở cửa sổ, mùi hôi từ những thức ăn này khó có thể mất đi. Đồ ăn, thức uống dư thừa rơi rớt và kẹt trong các khe kẽ, bám dai dẳng trên da nội thất, nhựa sẽ tạo ra một mùi hôi hỗn tạp, ảnh hưởng đến trải nghiệm của hành khách trên xe. Có nhiều trường hợp chỉ vì kẹt một mẫu thức ăn thừa, trẻ em và người lớn tuổi ói mửa ngay trên xe. 

Ngoài ra, động vật như chó mèo đưa vào bên trong khoang kín như ô tô gây ra nhiều tác hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mồ hôi, hơi thở, nước dãi và lông chó mèo hòa với không khí bên trong khoang nội thất gây các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phổi; phân nước tiểu chó mèo đọng nước gây ăn mòn các chi tiết da nhựa,…

Bên cạnh đó, mùi hôi từ các loại đồ ăn đặc trưng như sầu riêng, mắm tôm, hải sản,… hay nước mắm trên xe 

Nguyên nhân khách quan

Tại Việt Nam, khí hậu nóng ẩm bất thường tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại vi khuẩn, nấm mốc phát triển nhanh chóng. Với khoang nội thất không thường xuyên vệ sinh, dễ nhận biết khi bước lên xe chính là mùi ẩm mốc gây ra hiện tượng hắt hơi, sổ mũi, khó thở,…

Ở miền Bắc nước ta, từ giữa tháng 2 đến tháng 4 là thời điểm mùa nồm xảy ra gây ẩm ướt. Độ ẩm không khí cao lên đến 90% làm hơi nước bị ngưng tụ, đọng lại trên nhiều bề mặt. Môi trường này vô cùng thuận lợi cho nhiều loại ẩm mốc, vi khuẩn độc hại bên trong xe sinh sôi. Không chỉ làm ô nhiễm không khí bên trong xe và tạo ra mùi hôi khó chịu, chúng còn khiến cho nhiều chi tiết trên xe xuống cấp, nhanh hư hỏng.

Nguyên nhân khác

Nhiều chủ xe thường cảm thấy khó chịu bởi mùi da PU nhân tạo hoặc nhựa tổng hợp. Thế nhưng mùi hôi này sẽ không tồn tại lâu, nó chỉ xuất hiện khi chịu nhiệt độ cao dưới ánh sáng mặt trời tạo ra khí VOC (Volatile organic compounds: là các hợp chất hóa học được thải ra dưới dạng khí từ chất rắn hoặc chất lỏng) gây mùi khó chịu. 

Việc xử lý mùi do lớp da nhân tạo này thường gặp khó khăn vì khí VOC thải rất chậm, đến khi thải hết mới thấy hết mùi. Thông thường, từ 1-2 năm, khí VOC mới thải hết trên xe.

Bên cạnh đó, mùi khí formaldehyde có nồng độ cao sinh ra từ xe mới xuất xưởng ở các bộ phận thảm xe, ghế, nhựa của bảng taplo cùng với các chất dính sử dụng trong xe. Hệ hô hấp con người rất nhạy cảm với loại khí này khiến cổ họng bị khô, gây viêm phế quản nếu nồng độ khí formaldehyde cao. Tuy nhiên, loại khí này có thể dễ dàng bị bay hơi dưới ánh nắng mặt trời.

Khí VOC và Formaldehyde là hai loại khí độc khó có thể làm sạch triệt để hoàn toàn trên xe, bắt buộc phải phải có những giải pháp xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn với người ngồi bên trong.

Ngoài ra, còn một số loại mùi hôi khác như mùi khét do rò rỉ chất lỏng bên trong khoang động cơ và hệ thống khí thải (nước làm mát, dầu); do bản thân động cơ ô tô (máy dầu sẽ hôi hơn máy xăng); hay một số bộ phận bị cháy, ma sát với nhau như giữa má phanh và roto; mùi cháy của lớp phủ nhựa trên dây điện, cầu chì hoặc các kết nối khác có thể tạo ra mùi; mùi đĩa ly hợp bị cháy do quá trình lái không đúng cách.

Các vị trí khó nhận biết mùi hôi trên xe ô tô

Ngoài những vị trí dễ phát hiện mùi hôi bên trong khoang nội thất như ghế, hộc đựng đồ, hộc đựng nước, thảm trải sàn, sàn xe, khu vực taplo, cốp, trần nỉ,… và bên ngoài nội thất như lốp, mâm xe,… còn các vị trí khác khó nhận biết mùi hôi hơn:

Khoang động cơ ô tô

Chúng ta thường khó xác định mùi hôi xuất phát bên trong khoang động cơ khi ở bên ngoài, vì những tác động môi trường xung quanh. Động vật, côn trùng chết và chất thải của chúng thường kẹt trong các khe kẽ hở nhỏ, sau mặt ca-lăng,… Đôi khi mùi khó chịu có thể phát ra từ khoang động cơ do bụi bẩn tích tụ. Những mùi này có thể di chuyển đến cabin thông qua lỗ thông hơi.

Đối với những xe máy dầu, khi ở bên ngoài xe càng khó xác định mùi hôi. Tuy nhiên, loại mùi này có thể dễ phát hiện nếu đỗ xe trong không gian kín hoặc khi ngồi bên trong xe. Rất khó để vệ sinh khoang động cơ khi phát hiện mùi lạ bên trong, buộc phải nhờ đến các kỹ thuật viên có kinh nghiệm thực hiện. 

Khung gầm ô tô

Khung gầm ô tô có thể chứa rác, bụi bẩn tích tụ bên dưới trong quá trình di chuyển, nhất là với điều kiện đường sá và dân cư đông đúc tại Việt Nam. Nếu khoang máy và bên trong nội thất không có gì bất thường nhưng mùi hôi vẫn xuất hiện, bạn nên kiểm tra bên dưới gầm xe. Rất có thể khu vực bên dưới có vật chứa mùi hôi thối mà bạn đã bỏ quên trong quá trình kiểm tra.

Các bước xử lý khi phát hiện ra mùi hôi xe ô tô

Nếu ở những vị trí dễ nhận biết như ghế, hộc đựng đồ, cửa,… bạn có thể sử dụng dung dịch khử khuẩn hoặc dùng những chất tẩy rửa chuyên dụng để tẩy sạch vết bẩn bám và kết hợp xông hơi khử mùi hoặc sử dụng túi thơm. 

Tuy nhiên, cách làm trên vẫn chưa có thể làm sạch và ngăn chặn mùi hôi triệt để, vẫn còn nhiều vị trí tiềm ẩn khác. Dưới đây là những bước xử lý tiêu chuẩn khi phát hiện ra mùi hôi trên ô tô:

Tìm và xác định nguồn gốc mùi hôi trên ô tô

Bước quan trọng mà bất kỳ chủ xe hay kỹ thuật viên đều phải làm. Nếu không xác định chính xác mùi hôi, bạn sẽ không biết nên vệ sinh khử mùi khu vực nào. Khi mùi hôi chỉ nằm ở một khu vực nhỏ nhưng lại thực hiện vệ sinh toàn bộ, bạn rất có thể tốn thời gian, tiền bạc, công sức vì sai lầm này. 

Mùi hôi có thể đến từ bất kỳ đâu trên chiếc xe, từ bên ngoài xe như gầm, lốp, mâm, hệ thống treo,… hay bên trong xe như khoang máy, nội thất, cốp,… Kiểm tra đúng khu vực để có giải pháp khắc phục kịp thời.

Dọn vệ sinh nội thất, khoang máy và các khu vực có mùi hôi khác

Sau khi xác định được nguồn gốc mùi hôi bên trong khoang nội thất, bạn không nên sử dụng máy khử mùi để diệt khuẩn ngay. Vì ô tô cần phải được vệ sinh kỹ lưỡng, đặc biệt là khu vực nội thất, trước khi khử mùi diệt khuẩn.

khu mui xe o to 4

Với khu vực như khoang máy, bạn rất khó có thể vệ sinh tại nhà nếu bạn không đủ có kiến thức và trang thiết bị phù hợp. Khoang máy chứa rất nhiều hệ thống quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của chiếc xe. Với khu vực gầm xe, bạn rất khó phát hiện những chất bẩn, rác thải,… gây mùi hôi vì gầm xe tương đối thấp, không dễ quan sát. 

Hai khu vực trên bạn khó có thể thực hiện tại nhà. Do đó, bạn nên sử dụng các dịch vụ vệ sinh khoang máy, vệ sinh gầm xe giúp tiết kiệm thời gian, an toàn cho xe.

Thông gió bên trong khoang nội thất và khử mùi hôi

Với trường hợp bụi bẩn và mùi hôi nhẹ, tiến hành khởi động xe, bật chế độ lấy gió trong, bật quạt tối đa và đóng kính cửa sổ. Với trường hợp bụi bẩn và có mùi hôi nặng, bật chế độ lấy gió ngoài, đóng kính cửa và mở quạt tối đa. Đặt máy khử mùi diệt khuẩn bên trong bên sàn ghế lái phụ và tiến hành phun, sau đó mở cửa để thoáng khí trong xe.

Sau vài giờ lái xe, bạn nên mở cửa sổ một vài lần để luồng không khí trong xe và không khí mới bên ngoài tuần hoàn trao đổi với nhau. Tuy nhiên, bạn chỉ nên mở cửa sổ tại những khu vực thông thoáng, ít khói bụi. Với tình trạng xe cộ đông, bạn không nên mở cửa sổ xe bởi khí thải từ các phương tiện giao thông sẽ tràn vào xe bạn làm ô nhiễm không khí bên trong khoang xe.

Thay thế bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô

Nếu mùi hôi bên trong khoang nội thất vẫn chưa hết mùi, bạn nên kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống điều hòa ô tô. Lọc gió điều hòa, cửa gió, quạt gió, hộp quạt gió, nang lỗ thông gió,… là những bộ phận luôn có thể bám nhiều bụi bẩn, gây tắc nghẽn luồng không khí, lâu ngày đọng nước gây ẩm mốc, bốc mùi hôi.

Nếu hệ thống điều hòa bị rò rỉ gas cũng gây mùi hôi, nguy hiểm cho hành khách bên trong. Có nhiều nguyên nhân gây rò rỉ gas như ống dẫn bị nứt, đứt, hở,… Không những thế, điều hòa thiếu gas rất dễ nhận biết, không khí bên trong nóng hơn, mùi ẩm mốc dần xuất hiện rỗ.

Cách khử mùi xe ô tô

Hiện nay có rất nhiều phương pháp khử mùi xe ô tô, từ những vật liệu thiên nhiên đến các hóa chất nhân tạo,… Nhìn chung, các phương pháp này đều giúp loại bỏ mùi hôi trên xe nhưng chọn đúng phương pháp khử mùi sẽ giúp loại bỏ mùi hôi nhanh chóng mà không để lại nhiều ảnh hưởng sức khỏe.

Khử mùi xe ô tô bằng vật liệu, hợp chất tự nhiên

Có nhiều vật liệu tự nhiên có thể giúp khử mùi xe ô tô. Bạn cần phải sử dụng đúng loại và chú ý đến thời điểm thay thế mới. Mặc khác, vật liệu tự nhiên chỉ có tác dụng khử mùi trong thời gian ngắn, không thể tự diệt khuẩn bề mặt, diệt nấm mốc nên cần phải sử dụng các phương pháp khác.

Hạt cafe là biện pháp khử mùi xe ô tô được nhiều chủ xe ưa chuộng bởi mùi hương dễ chịu, giúp tinh thần tỉnh táo. Bạn có thể đựng hạt cafe vào túi đựng nhỏ, đặt ở những ngăn hộc cửa xe để hút mùi xe mới. Chú ý: Khả năng tỏa/hút mùi của hạt cafe có hạn, nên thay thế mới sau 2-3 tháng.

Lá dứa là biện pháp khử mùi được dân gian tin dùng từ lâu. Tuy nhiên, thời gian tỏa hương của lá dứa rất ngắn, chúng dễ bị héo úa vàng nếu không thay thế kịp thời có thể gây nấm mốc. Khu vực phù hợp để sử dụng lá dứa là bên dưới ghế xe để khử mùi sinh ra từ các chi tiết nhựa, da,…

khu mui xe o to 1

Để khử mùi nhựa mới bám lâu trên xe, bạn có thể sử dụng giấm trắng, rượu trắng nhưng nên cẩn thận sử dụng đúng liều lượng. Nếu lạm dụng quá nhiều sẽ làm phần da, nhựa bề mặt bị xỉn màu, bạc màu, dễ bị ố vàng, tạo ra mùi hôi khó chịu,… Đối với giấm trắng, bạn nên đặt một bát giấm ở giữa sàn xe vào thời điểm trời tối (không sử dụng xe), tránh để giấm đổ ra sàn. Với rượu, nên pha loãng theo tỷ lệ 1:2 nước, lau sạch bề mặt vô lăng, bảng tablo, phần nhựa khác,…

Dứa, quả thị là những loại trái cây cũng có tác dụng khử mùi da ghế mới. Vì chúng dễ bị nấm mốc chỉ sau 2-3 ngày tiếp xúc trực tiếp không khí ẩm bên trong khoang nội thất, cách này thường không được nhiều người sử dụng. 

Sản phẩm khử mùi tự nhiên mới được nhiều chủ xe sử dụng hiện nay là than hoạt tính và trà. Than hoạt tính và túi lọc trà thường được để trong các túi nhỏ bên dưới ghế, hộc đồ, treo gần nang gió, cửa gió có thể hút ẩm, lọc các chất cặn bẩn có trong không khí và nước.

Khử mùi xe ô tô bằng hóa chất

Các loại hóa chất như dầu thơm, nước hoa, sáp thơm mặc tạo ra mùi hương thơm lưu giữ rất lâu, nhưng lại có hại cho sức khỏe con người về lâu dài. Một số hương nước hoa có thể gây dị ứng, ảnh hưởng đến hệ hô hấp con người. Nhiều hành khách thường cảm thấy chóng mặt khi hít phải mùi hương “nhân tạo” này.

Ngoài sử dụng nước hoa để tạo ra mùi hương, bạn có thể sử dụng song song các loại bột có tính chất hút ẩm như bột baking soda, bột zeolit. Loại bột trên cũng có tính chất tẩy rửa tốt, ngăn chặn các chất bẩn bám trên bề mặt. Tuy nhiên, bạn nên cẩn thận khi sử dụng loại bột này, nếu để hút ẩm cần tránh nước tiếp xúc với bột baking soda, bột zeolit. Vì chúng có thể làm xỉn màu các chi tiết nhựa.

Đối với khoang máy, bạn có thể sử dụng long não hoặc bằng phiến treo trong túi để đuổi chuột, tránh làm tổ, tha rác bên trong.

Sử dụng máy làm sạch không khí, máy khử mùi

Ngoài hai phương pháp ở trên, bạn nên kết hợp làm sạch không khí bên trong khoang xe bằng cách sử dụng máy khử mùi hoặc đặt máy làm sạch không khí bên trong. Phương pháp này giúp loại bỏ triệt để các loại mùi hôi thối, làm sạch bụi bẩn, nấm mốc bên trong hệ thống điều hòa.

khu mui xe o to 3

Điều chỉnh chế độ lấy gió điều hòa phù hợp 

Sử dụng điều hòa đúng cách không chỉ giúp xe bền hơn, hạn chế tiêu hao nhiên liệu mà còn giúp bảo vệ sức khỏe người ngồi bên trong. Không nên bật điều hòa ngay khi vừa mới khởi động xe, nhất là khi trời nóng. Vì khi xe đóng kín, nhiệt độ bên trong xe cao hơn nhiệt độ bên ngoài khiến quá trình làm lạnh chậm hơn. Lúc này, bạn nên sử dụng chế độ quạt gió, không bật máy lạnh và để cửa sổ mở trong 5 phút để lưu thông không khí.

Tắt điều hòa và mở cửa sổ trước khi dừng xe trong khoảng 5-10 phút sẽ tiết kiệm nhiên liệu, giúp thông thoáng khí bên trong xe hơn. Qua đó, còn giúp tránh tình trạng khoang nội thất tăng độ ẩm gây ẩm mốc và bốc mùi hôi.

Những sai lầm nên tránh khi khử mùi xe ô tô

Có rất nhiều hướng dẫn khử mùi xe ô tô trên mạng dễ dàng tìm kiếm nhưng chúng tôi chỉ tóm tắt những sai lầm phổ biến nhất để tránh “tiền mất tật mang” như:

Không nên lạm dụng nước hoa, xịt thơm

Lạm dụng nước hoa trên xe để khử mùi có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Bên trong hương nước hoa có nhiều chất độc như chì, CO, benzene,… có thể gây ra các triệu chứng nhẹ như hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho,… đến các bệnh nặng như viêm da, viêm phế quản, ung thư, rối loạn hệ thần kinh trung ương và gia tăng các phản ứng dị ứng. 

Máy khử mùi xe ô tô không khử sạch hết mùi hôi từ nội thất ô tô

Máy khử mùi chỉ có thể lọc và tiêu diệt được những vi khuẩn gây mùi trong không khí bên trong khoang nội thất. Tuy nhiên, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn gây hại thường bám sâu trong các khe kẽ hở bên dưới ghế, kẹt cửa,… buộc phải có phương pháp vệ sinh toàn bộ nội thất mới có khử sạch mùi hôi hoàn toàn.

Máy lọc không khí chỉ lọc vi khuẩn trong không khí

khu mui xe o to 5

Máy lọc không khí chỉ có công dụng làm sạch bụi bẩn, vi khuẩn, nấm mốc có trong không khí. Loại máy này không thể làm sạch hoàn toàn vi khuẩn, nấm mốc và mùi hôi bốc ra từ bên dưới như sàn xe, ghế, khe kẽ hở,… và chúng sẽ tiếp tục gây mùi. Về lâu dài, nếu chỉ chăm sóc “lọc không khí” mà không chú ý đến vệ sinh làm sạch nội thất xe sẽ gây hại cho sức khỏe, khiến nội thất nhanh chóng xuống cấp.

Kinh nghiệm tránh mùi hôi trên xe ô tô

Mùi hôi, ẩm mốc trên xe ô tô hoàn toàn có thể bị loại bỏ triệt để nếu biết được những kinh nghiệm sau đây:

Mở cửa xe và đỗ xe dưới trời mát, tránh ánh nắng trực tiếp

Tránh đỗ xe dưới trời nắng gắt quá lâu, đặc biệt là lúc mặt trời chiếu thẳng vào bên trong khoang nội thất ô tô. Taplo, các chi tiết nhựa hoặc ghế rất dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao, nhanh chóng bị biến dạng và sinh ra các loại mùi khó chịu. Về lâu dài, chúng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người ngồi bên trong. 

Nếu buộc lòng phải đỗ xe dưới trời nắng gắt, bạn có thể sử dụng tấm che nắng gắn vào tấm kính chắn gió, các kính cửa sổ để tránh ảnh hưởng đến nội thất bên trong khoang. Nếu cần sử dụng xe ngay, bạn nên để cửa xe thoáng khí trong khoảng 5-10 phút kết hợp với mở quạt gió giúp tuần hoàn không khí bên trong ra bên ngoài và ngược lại.

Thường xuyên dọn vệ sinh nội thất, khoang máy, gầm xe ô tô

Theo khuyến cáo của nhiều chuyên gia chăm sóc xe, thời gian vệ sinh nội thất ô tô và gầm xe định kỳ khoảng 3-4 tháng/lần, thời gian vệ sinh khoang máy khoảng 6 tháng/lần. Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải tuân thủ đúng theo thời gian này. 

Nếu có mùi hôi xuất hiện bên trong khoang nội thất, bạn có thể thực hiện ngay. Tiến hành vệ sinh từng khu vực ngay để đảm bảo việc khử mùi xe ô tô diễn ra thuận lợi.

Kiểm tra, bảo dưỡng hệ thống điều hòa định kỳ

Thay thế lọc gió điều hòa mới sau 15.000 – 20.000 km, vệ sinh nội thất ô tô định kỳ 6 tháng/lần, hay vệ sinh hệ thống điều hòa định kỳ 1 năm/lần hoặc sau 20.000 – 30.000 km/lần để duy trì luồng khí sạch trong xe, nâng cao hiệu suất làm mát của hệ thống điều hòa.

Hạn chế hút thuốc, ăn uống và để các đồ vật có tính khúc xạ trên xe

Thói quen mang đồ ăn, gia vị như sầu riêng, hải sản, nước mắm,… bằng bịch nilon nên được loại bỏ ngay. Bạn nên khuyến khích hành khách của mình sử dụng các thùng xốp kín để đựng các loại đồ ăn trên nhằm hạn chế mùi tỏa ra (có thể mua sẵn thùng xốp nhỏ để trên xe). Nếu không thể loại bỏ mùi hôi hoàn toàn, bạn phải đảm bảo nước từ các loại đồ ăn trên không bám vào các vật dụng bên trong xe.

Tưởng chừng như việc đặt các lon nước ngọt có ga, gương, thiết bị điện tử,… là vô hại. Nhưng, khi đỗ xe dưới ánh nắng mặt trời có thể gây ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng qua bề mặt làm cháy khét da. Nguy hiểm hiểm hơn, nếu nhiệt độ quá cao có thể gây bắt lửa, dẫn đến cháy nổ.

Vietnam Car Care – Trung tâm chăm sóc xe – Detailing cao cấp

Mong rằng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu biết thêm: “Cách khử mùi xe ô tô”. Tại trung tâm chăm sóc xe detailing cao cấp Vietnam Car Care, chúng tôi có đội ngũ kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm xử lý triệt để các loại mùi hôi trên xe ô tô từ khoang máy, nội thất đến bên dưới gầm xe. 

Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ này, bạn có thể liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau để được tư vấn:

  • Địa chỉ: 1A Đường Phú Thuận, Phú Thuận, Quận 7, TP. HCM.
  • Hotline: 1800 64 64 16 hoặc 0911 811 247
5/5 - (2 votes)