Dán phim PPF có làm giảm độ bóng lớp sơn xe không?

Sau một thời gian sử dụng, phim bảo vệ sơn thường xuất hiện một số vấn đề như lớp keo dính bị oxy hóa gây ố vàng, làm mất độ bóng của lớp sơn. Vì lẽ đó, nhiều người dùng đặt nhiều nghi vấn về việc dán phim PPF có làm giảm độ bóng của lớp sơn xe không? Trong bài viết này, Vietnam Car Care sẽ giải đáp thắc mắc chi tiết về câu hỏi trên.

Tìm hiểu thêm: Phương pháp dán phim bảo vệ sơn PPF hoàn hảo cho xe hơi là gì?

Các nguyên nhân ảnh hưởng đến độ bóng khi dán phim bảo vệ sơn PPF

Có 4 nguyên nhân chính khiến việc dán phim bảo vệ sơn PPF gây giảm độ bóng lớp sơn ban đầu:

Sử dụng loại phim bảo vệ sơn PPF thế hệ đầu PVC

Ở loại phim bảo vệ sơn PPF PVC, thành phần chủ yếu là Polyvinyl Chloride cho độ bóng tương đối thấp. Màng phim khá cứng, không linh hoạt để dán toàn bộ bề mặt sơn xe. Thực tế đã chứng minh, chúng thường bị lão hóa lớp keo dính bên dưới gây ố vàng lớp màu sơn sau vài tháng sử dụng, khiến lớp phim mất đi độ bóng nhanh chóng.

Sử dụng PPF thế hệ đầu PVC gây ảnh hưởng đến độ bóng màu sơn.
Sử dụng PPF thế hệ đầu PVC gây ảnh hưởng đến độ bóng màu sơn.

Ngoài ra, sử dụng loại phim bảo vệ sơn trôi nổi trên thị trường, kém chất lượng cũng làm mất đi độ trong suốt của bề mặt sơn, gây giảm độ sáng bóng. 

Vietnam Car Care cũng đã có bài viết về các loại phim bảo vệ sơn ô tô, bạn có thể tham khảo trong bài viết kinh nghiệm chọn phim bảo vệ sơn PPF tốt nhất cho ô tô này.

Phim bảo vệ sơn PPF không có lớp phủ Top coat

Với các loại phim PPF không chứa lớp phủ coating (thường là lớp phủ bóng) ở trên cùng, bạn sẽ dễ nhận biết khi chúng được dán vào xe. Việc mất đi một lớp phủ bóng cũng phần nào ảnh hưởng đến vẻ ngoài của chiếc xe. 

Top Coat là lớp phủ bóng bắt buộc phải có trong màng phim bảo vệ sơn xe ô tô ngày nay!
Top Coat là lớp phủ bóng bắt buộc phải có trong màng phim bảo vệ sơn xe ô tô ngày nay!

Hãy tưởng tượng nếu màng phim PPF không có lớp phủ bóng, bề mặt sơn trước đó dù có bóng bẩy đến đâu cũng sẽ bị ảnh hưởng sau một thời gian. Các lớp phim PPF bị tác động bởi tia cực tím có hại dưới ánh nắng mặt trời thường xuyên, làm biến dạng lớp keo dính bên dưới, khiến chúng vốn dĩ đã không có độ bóng nay lại càng mờ thêm. Kết quả là lớp bóng bên trên lớp sơn dù có tốt đến đâu cũng bị lớp màng phim PPF bị oxy hóa dần bề mặt.

Dùng sai loại phim bảo vệ sơn cho xe có lớp sơn bóng hoặc mờ

Phim bảo vệ sơn thông thường có hai lớp hoàn thiện khác nhau: PPF bóng và PPF mờ. Với PPF trong suốt mờ rất thích hợp để dán trên lớp sơn mờ nhất. Còn lại, PPF trong suốt độ bóng cao thích hợp với người sở thích muốn giữ xe luôn bóng đẹp trong thời gian dài.

Dán sai phim bảo vệ sơn bóng cho màu sơn nhám mờ cũng ảnh hưởng đến độ bóng xe.
Dán sai phim bảo vệ sơn bóng cho màu sơn nhám mờ cũng ảnh hưởng đến độ bóng xe.

Không giống như PPF có lớp bóng trong suốt truyền thống, PPF mờ có bề mặt phẳng, không phản chiếu hình ảnh nào khác. Lớp sơn mờ bên dưới rất dễ bị hư hại hơn nhiều so với lớp sơn bóng. Không chỉ vậy, nếu bạn vô tình để một vết xước vào lớp sơn mờ, bạn sẽ phải sơn lại toàn bộ lớp sơn xe.

Bạn là người thường hay dạo phố thường xuyên, quá trình chăm sóc xe bằng việc phủ thêm lớp Wax trên phim bảo vệ sơn giúp gia tăng độ bóng hơn. Tuy nhiên, đối với PPF mờ, một thực tế rõ ràng là bạn không thể sử dụng quá nhiều chất làm bóng trên chúng. PPF trong suốt mờ không có quá nhiều lựa chọn trong việc chăm sóc. Vì thế, nếu bạn thắc mắc về độ bóng trên lớp nền phim PPF mờ thì sự thật đã quá rõ ràng.

Chỉ nên dán PPF bóng trên nền sơn bóng.
Chỉ nên dán PPF bóng trên nền sơn bóng.

Kỹ thuật dán và phương pháp hiệu chỉnh sơn cho lớp phim PPF

Quá trình hiệu chỉnh bề mặt sơn trước khi dán PPF rất quan trọng. Nếu không hiệu chỉnh bề mặt kỹ lưỡng, khi bắt đầu áp phim PPF lên bề mặt sẽ xảy ra nhiều vấn đề như nhiễm bẩn bề mặt, nổi bọt khí, bề mặt bị gồ ghề, chênh lệch lớp phim PPF,… gây mất độ trong suốt của lớp phim khi dán.

Tay nghề người thi công cũng ảnh hưởng đến độ bóng của lớp phim PPF trên bề mặt sơn. Ở những người thợ dán không chuyên nghiệp, họ thường sử dụng nước mà không phải là dung dịch đặc biệt, được pha chế theo đúng công thức và tỷ lệ quy định khiến lớp phim nhanh khô, lớp keo nhanh bám dính vào bề mặt sơn. Khi đó, họ sẽ không thể canh chỉnh đúng vị trí tấm phim PPF. 

Nếu dán lệch sai vị trí có thể làm hỏng lớp phim, buộc phải tháo gỡ và vô tình tạo ra khoảng trống “vô hình” xen giữa các lớp bóng gây mất thẩm mỹ cho chiếc xe.

Kỹ thuật dán phim PPF quyết định đến tính thẩm mỹ toàn bộ chiếc xe.
Kỹ thuật dán phim PPF quyết định đến tính thẩm mỹ toàn bộ chiếc xe.

Bên cạnh đó, sai lầm thường gặp của nhiều người là áp dụng đánh bóng hay hiệu chỉnh sơn sau khi dán PPF. Việc đánh bóng sẽ làm hư hỏng lớp phim PPF dưới tác động của máy đánh bóng. Lớp keo dần mất liên kết, nóng lên gây ố vàng bề mặt và làm bong tróc phần viền mép của phim PPF. Lâu ngày chúng sẽ tích tụ tạo ra những vết bẩn đen, để lộ viền mép làm chiếc xe trông xấu đi.

Độ bóng khi dán phim bảo vệ sơn PPF và phủ gốm Ceramic

Phủ ceramic được hiểu là xịt phủ lớp thêm các lớp màng gốm (dạng dung dịch) trên bề mặt lớp sơn xe. Chúng thường có độ dày (dưới 15 micromet) mỏng hơn so với lớp màng phim PPF (khoảng 25-40 micromet). Bên cạnh đó, bên dưới lớp màng phim PPF là lớp keo dính nên sẽ hạn chế độ bóng có sẵn của lớp sơn.

Có thể phủ Ceramic trên bề mặt sơn xe đã dán phim bảo vệ sơn PPF.
Có thể phủ Ceramic trên bề mặt sơn xe đã dán phim bảo vệ sơn PPF.

Nếu bạn muốn lớp sơn xe bóng sâu hơn, lớp phủ gốm sẽ mang lại độ bóng cao hơn khi dán phim bảo vệ sơn và khi chú ý đến bề mặt, chiếc xe sẽ giống như một tấm gương, phản chiếu tất cả. Vì thế, khi so sánh về độ bóng, phủ ceramic vượt trội hơn PPF. Tuy nhiên, điểm mạnh của phim bảo vệ sơn không phải tập trung ở độ bóng, chúng còn vượt trội hơn phủ ceramic với nhiều ưu điểm.

Bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua bài viết: Nên phủ Ceramic hay dán PPF ô tô?

Những phương pháp giúp tăng độ bóng lớp phim bảo vệ sơn PPF

Dán phim bảo vệ sơn PPF hoàn toàn có thể làm giảm độ bóng lớp sơn xe. Bản chất thật sự của lớp phim bảo vệ sơn chính là bảo vệ bề mặt, không tạo ra độ bóng cao hay ngăn ngừa các vết xoáy, hình mờ và các mối nguy hiểm khác từ môi trường như các phương pháp bảo vệ sơn khác. 

Việc sử dụng các sản phẩm PPF kém chất lượng hoặc do người dán phim PPF thực hiện sai kỹ thuật sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến bề mặt sơn xe, làm giảm đi độ bóng của chiếc xe. Do đó, bạn cần phải có thêm các phương pháp giúp tăng độ bóng lớp, bảo vệ bề mặt tốt hơn cho lớp sơn xe sau khi dán PPF như sau:

Phủ Sealant trên lớp phim bảo vệ sơn PPF

Một lựa chọn có phần tiết kiệm hơn so với phủ ceramic nhưng độ hiệu quả mang lại không kém. Sealant (chất bịt kín) thường được pha chế từ hỗn hợp các thành phần tổng hợp, polymer và sáp. Chất bịt kín có dạng sệt, lỏng hoặc dạng xịt có khả năng chống tia UV có hại và gia tăng độ bóng bề mặt.

Tương tự như phủ Ceramic, chất bịt kín cũng có đặc tính kỵ nước (không thấm nước). Nước đọng, bụi bẩn và mảnh vụn, bùn, cặn xà phòng,… đều dễ dàng rửa trôi khi bề mặt có lớp phủ Sealant.

Xịt phủ Sealant giúp tăng độ bóng PPF, giải pháp tiết kiệm hơn phủ Ceramic.
Xịt phủ Sealant giúp tăng độ bóng PPF, giải pháp tiết kiệm hơn phủ Ceramic.

Tuy nhiên, dù tiết kiệm chi phí nhưng lớp phủ sealant không thực sự hiệu quả, nhất là với khí hậu tại Việt Nam. Lớp Sealant không có khả chịu nhiệt cao như lớp phủ Ceramic. Chúng có xu hướng làm tăng sự hiện diện của các vết sơn không hoàn hảo. Các vết xoáy biến thành lỗ khoét, vết trầy xước trở thành vết nứt khi chất bịt kín khô cứng lại trên bề mặt.

Phủ thêm lớp Ceramic để tăng độ bóng PPF

Nếu bạn muốn vừa muốn khả năng bảo vệ bề mặt tốt của PPF và vẻ ngoài tuyệt vời của lớp phủ Ceramic, thì bạn có thể chọn gói phim bảo vệ sơn và ceramic đồng thời. Kết hợp cả Ceramic và phim PPF sẽ mang lại một lớp phủ kỵ nước bóng, cực kỳ bền, chống lại các vết trầy xước, vết xoáy và vết nước cứng, đồng thời siêu dễ lau chùi.

Với một lớp phủ ceramic tốt trên bề mặt lớp phim bảo vệ sơn PPF sẽ giúp ngăn chặn tia cực tím có hại, hạn chế nhiệt độ quá cao hay mưa axit, khói bụi chứa chất ăn mòn gây ảnh hưởng đến lớp sơn. Trước khi dán PPF hay phủ ceramic, chiếc xe cần phải được hiệu chỉnh bề mặt sơn. Công đoạn này tưởng như bình thường nhưng lại giúp chiếc xe tạo ra lớp bóng tốt hơn. 

HOÀN TOÀN phủ Ceramic trên lớp màng phim dán PPF ô tô nhưng không thể thực hiện ngược lại!
HOÀN TOÀN phủ Ceramic trên lớp màng phim dán PPF ô tô nhưng không thể thực hiện ngược lại!

Một điều bạn cần lưu ý: Chỉ được dán PPF trước sau đó mới phủ Ceramic và không làm điều ngược lại. Nếu bạn đã phủ ceramic trước đó thì bắt buộc bạn phải hiệu chỉnh bề mặt sơn để loại bỏ hoàn toàn lớp bóng của ceramic. Có như thế, quá trình dán PPF mới đạt hiệu quả. Nếu lớp phủ ceramic vẫn còn trên bề mặt sơn, khi dán PPF sẽ khiến lớp keo dính bên dưới khó bám dính vào bề mặt sơn làm hư hỏng đến lớp phim sau một thời gian sử dụng.

Xem thêm: Phủ ceramic cho phim PPF bảo vệ sơn xe

Giá thành khi chọn gói kết hợp này chắc chắn sẽ đắt hơn. Nhưng thành thật mà nói, nếu bạn đang sở hữu một chiếc ô tô sang trọng và muốn xe được bảo vệ tối đa cũng như đạt vẻ ngoài hoàn hảo nhất thì đây là một khoản đầu tư đáng giá.

Xem ngay: Giá dán PPF ô tô rẻ nhất TPHCM 2024

Không sử dụng phương pháp phủ wax hoặc đánh bóng bề mặt sơn sau khi dán PPF

Không, bạn hoàn toàn không thể đánh bóng xe sau khi đã dán PPF. Nếu bạn cố gắng đánh bóng bằng máy, rất có thể bạn sẽ làm hỏng lớp phim bảo vệ sơn bên dưới. 

Chất đánh bóng/ hợp chất có chất mài mòn không được sử dụng trong phim PPF. Vì những hợp chất này sẽ làm hỏng lớp tự phục hồi của phim PPF và ít nhất sẽ gây ra hiện tượng mờ sương trên bề mặt phim.

Sau khi dán phim bảo vệ sơn xe ô tô, không được đánh bóng hiệu chỉnh ngay trên lớp màng phim PPF.
Sau khi dán phim bảo vệ sơn xe ô tô, không được đánh bóng hiệu chỉnh ngay trên lớp màng phim PPF.

Chú ý không nên phủ wax (sáp) trên bề mặt phim bảo vệ sơn PPF vì việc sử dụng sáp có thể dẫn đến tích tụ dọc theo các cạnh của phim. Lâu ngày, tạo nên những vết bẩn khó chịu.

Nếu bạn dự định tăng thêm lớp bảo vệ, bạn nên sử dụng chất bịt kín (sealant) hoặc lớp phủ gốm ceramic. Tuy nhiên, hiện nay bạn cũng có thể sử dụng wax trên bề mặt PPF nếu dùng loại không chứa dầu hỏa hoặc naphtha với nồng độ hơn 5%, hoặc chứa thành phần thuốc nhuộm.

Và tất nhiên, đánh bóng bằng cà-na cũng không được phép sau khi dán PPF ô tô, bạn nhé!

Vietnam Car Care – Địa chỉ dán phim bảo vệ sơn PPF chất lượng nhất tại Tp. HCM

Với dòng phim bảo vệ sơn PPF cao cấp tại Vietnam Car Care chứa thành phần TPU, bạn sẽ không phải lo gặp phải hiện tượng ố vàng màu sơn hay làm giảm độ bóng của lớp sơn xe. Phim bảo vệ sơn APEAX XTREME PPF của chúng tôi có tuổi thọ cao lên đến 10 năm, chứa lớp phủ Top Coat tăng độ bóng bề mặt tốt nhất. Lớp keo dễ dàng lột bỏ và không dễ dàng bị rạn nứt, hở bọt khí hay bong tróc bề mặt như các loại phim kém chất lượng khác trên thị trường.

Vietnam Car Care là địa chỉ dán phim bảo vệ sơn tăng độ bóng vượt trội nhất hiện nay tại TPHCM.
Vietnam Car Care là địa chỉ dán phim bảo vệ sơn tăng độ bóng vượt trội nhất hiện nay tại TPHCM.

Chỉ sau 1-2 ngày dán Phim bảo vệ sơn PPF tại Vietnam Car Care, bề mặt lớp sơn xe sẽ được bảo vệ tối đa, cho lớp bóng cao hơn lớp sơn nguyên bản. Do đó, bạn không cần phải lo lắng việc dán phim PPF có làm giảm độ bóng bề mặt hay không.

Dòng phim TPU của APEAX SURFACE PROTECTION đã được chúng tôi nghiên cứu và phát triển rất kỹ lưỡng, hơn 1000+ chủ xe tin tưởng sử dụng. Đây cũng là phiên bản cải tiến chất lượng hơn so với dòng phim PPF thế hệ trước đó là CCC NEXT GEN.

Nếu bạn quan tâm đến dịch vụ dán phim bảo vệ sơn PPF chất lượng nhất tại TP. HCM, bạn có thể liên hệ thông tin dưới đây để nhận được ưu đãi tốt nhất:

Địa chỉ:

Hotline:

  • 0911 811 247
  • 0901 317 066
5/5 - (4 votes)